null Chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logictics

 HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH TMQT VÀ LOGISTICS

  1. Giới thiệu về chuyên ngành: Cùng với quá trình toàn cầu hóa trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự đa dạng và tầm quan trọng của thương mại quốc tế và logistics ngày càng tăng lên. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế với độ mở cao, thể hiện ở cán cân xuất nhập khẩu tăng trưởng cao trong thời gian qua (Theo đánh giá của WEF, năm 2017 tỷ trọng cán cân thương mại XNK của Việt Nam chiếm 200% GDP)

Hình 1. Các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia

       Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tham gia và đàm phán rất nhiều các FTA thế hệ mới (Đến năm 2018, Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết 17 FTAs), Việt Nam được coi là Hub-FTAs của ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư như cắt giảm các điều kiện đầu tư - kinh doanh cho doanh nghiệp/ nhà đầu tư, cắt giảm chi phí khởi sự và hoạt động liên quan tới doanh nghiệp/ nhà đầu tư. Trong đó, hoạt động logistics và chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng là một trong những lĩnh vực ưu tiên cải thiện thời gian tới.

      Do đó, mục tiêu đào tạo cử nhân của chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics của Học viện Chính sách và phát triển sẽ được trang bị kiến thức nền tảng cơ bản khoa học về thương mại, kinh doanh quốc tế và quản trị logistics. Sinh viên có thể vận dụng kiến thức chuyên ngành vào tổ chức hoạt động thương mại quốc tế và quản trị logistics của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt các công ty logistics, doanh nghiệp vận tải và các tổ chức trong môi trường năng động và phức tạp của thị trường toàn cầu.

        Chuyên ngành đào tạo cũng nhằm mục đích thúc đẩy tài năng sáng tạo với các kỹ năng thực tế và kiến ​​thức lý thuyết có được thông qua đào tạo phù hợp với thị trường lao động trong tương lai. Nói cách khác, chuyên ngành nhằm mục đích đào tạo ra các chuyên gia thương mại quốc tế và logistics thông qua lý thuyết và theo định hướng thực hành cùng với sự tham gia của các học giả nổi tiếng, chuyên gia đang làm việc trong lĩnh vực thương mại quốc tế và logistics.

  1. Mục tiêu của chuyên ngành: 

- Về kiến thức: Cử nhân chuyên ngành thương mại quốc tế và Logistics được trang bị kiến thức nền tảng và chung về kinh tế và quản lý, đồng thời cũng trang bị hệ thống lý thuyết gắn liền với thực tiễn và phương pháp vận dụng những kiến thức chuyên ngành sâu về thương mại quốc tế và logistics trong hoạt động quản lý nhà nước và của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, có khả năng tổ chức bảo đảm dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp phân phối, hãng hàng không, công ty xuất nhập khẩu, công ty vận tải đa phương thức, các doanh nghiệp sản xuất và cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại

- Về kỹ năng: Cử nhân thương mại quốc tế và logistics có năng lực như:

  • Phối hợp làm việc theo nhóm và khả năng tư duy
  • Hoạt động độc lập, tự chủ;
  • Phong cách làm việc chuyên nghiệp;
  • Thành thạo kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề chuyên môn; bảo đảm hoạt động một cách có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo;
  • Biết phát triển kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành hệ thống logistics trong doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác;
  • Kỹ năng thiết lập hệ thống trong trao đổi và buôn bán quốc tế,
  • Kỹ năng xử lý tình huống tại nơi giao vận quốc tế.
  • Giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng giao tiếp tốt

- Về thái độ: Cử nhân thương mại quốc tế và logistics có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

  1. Các nội dung học phần chính
  • Thương mại quốc tế
  • Tài chính quốc tế
  • Đàm phán trong kinh doanh quốc tế
  • Nghiệp vụ vận tải và giao nhận quốc tế
  • Logistics trong doanh nghiệp
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Pháp luật hải quan và hàng hải quốc tế
  • Marketing hàng hóa và dịch vụ
  • Hệ thống thông tin quản lý trong TMQT và logistics

T

Mã số

Tên học phần/ Môn học

Số TC

Học kỳ

Lý thuyết

Thực hành

ĐK tiên quyết

 
 

6. Giáo dục chuyên nghiệp (Bắt buộc) - Chuyên ngành

26

 

 

 

   

1

ĐNTM08

Thương mại quốc tế

3

5

30

15

ĐNQT13

 

2

ĐNĐP06

Đàm phán trong kinh doanh quốc tế

3

6

30

15

ĐNTM08, ĐNQT15

 

3

QTTM06

Logistics cơ bản

3

5

30

15

GD TMQT, ĐNQT11

 

4

QTMS01

Marketing dịch vụ

3

6

30

15

KHMI01, ĐNQT13

 

5

Giao dịch thương mại quốc tế

3

6

30

15

-

 

6

QTTM08

Hệ thống thông tin quản lý trong logistics

2

7

20

10

KHMI01, KHMA02, TCTT23, TONL08

 

7

LUHH04

Pháp luật thương mại và vận tải hàng hóa quốc tế.

3

7

35

10

LUĐC01, ĐNQT13

 

8

QTTM07

Quản trị kho và bao bì

2

7

20

10

QTTM06, QTTM01

 

9

QTTM04

Thuế trong thương mại quốc tế

2

7

20

10

ĐNQT13, ĐNQT14

 

10

QTTM05

Vận tải và giao nhận quốc tế

2

7

20

10

ĐNQT13

 

 

  1. Chuẩn đầu ra: Đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học theo chuẩn đầu ra của Học viện Chính sách và Phát triển
  2. Cơ hội nghề nghiệp: Nhu cầu cử nhân chuyên ngành Logistics tại trong các công ty logistics, giao hàng, tàu biển là rất lớn trong tương lai. Theo hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), giai đoạn 2017 - 2020, ngành logistics Việt Nam cần thêm khoảng 200.000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, kỹ năng và trình độ tiếng Anh. Đến năm 2025, con số sẽ là 300.000 nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, ICT, tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong khi tăng trưởng của ngành khá ấn tượng, từ 15 -20% mỗi năm, nhu cầu của thị trường nhân sự luôn đòi hỏi. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ nhân sự chất lượng cao lại rất thiếu, cho tới thời điểm hiện tại, theo đánh giá nhu cầu hiện tại của ngành logistics cần tới 20.000 nhân sự chất lượng cao. Trong 5 năm nữa, khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào các hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA), khả năng nhu cầu lao động còn cao gấp 10 lần hiện tại

Cử nhân chuyên ngành thương mại quốc tế và logistics có khả năng làm việc tốt tại:

  • Cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới việc hoạch định chính sách cho hoạt động thương mại quốc tế và logistics tại Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ GTVT…,
  • Quản trị hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ.
  • Tham gia điều hành các tập đoàn bán lẻ, các công ty tư vấn toàn cầu, các công ty cung ứng dịch vụ logistics, các doanh nghiệp vận tải biển, đường bộ, đương sắt, đường thủy và đường hàng không, các đại lý hàng không, đại lý vận tải, cảng biển, ICD, cảng hàng không, tổ chức - khai thác - quy hoạch kho hàng, công ty và doanh nghiệp có ứng dụng logistics trong các hoạt động tổ chức khai thác sản xuất của doanh nghiệp.
  • Các công ty cung ứng dịch vụ Logistics liên quan khác: dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán buôn/ bán lẻ
  • Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, các các trường đại học và tổ chức quốc tế có liên quan đến thương mại quốc tế và logistics.
  • Cơ quan phi Chính phủ: Các tổ chức quốc tế có văn phòng đại diện ở Việt Nam: UNDP, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)...
  1. Thông tin tuyển sinh:

Khoa Kinh tế Quốc tế

Tầng 2, Giảng đường C, Học viện Chính sách và Phát triển

KĐT Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Tel: (84 – 24) 3996 5458

Fax: (84 – 24) 3556 2392