null Chương trình đào tạo Kinh tế đối ngoại chuẩn quốc tế

content:

CHUẨN ĐẦU RA VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CHUẨN QUỐC TẾ

1. Tên Chuyên ngành đào tạo

a. Tên Tiếng Việt: Kinh tế đối ngoại

b. Tên Tiếng Anh: International Economics

2. Trình độ đào tạo: Đại học, chương trình Chuẩn quốc tế

3. Yêu cầu về kiến thức

a. Kiến thức cơ bản:

Cử nhân chuyên ngành Kinh tế đối ngoại:

- Có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ và xã hội;

- Có kiến thức cơ bản về cơ sở khoa học của ngành Kinh tế đối ngoại;

- Có kiến thức về công cụ và phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Kinh tế đối ngoại, vận dụng trong môi trường hội nhập quốc tế.

b. Kiến thức chuyên sâu:

Cử nhân Kinh tế đối ngoại chương trình Chuẩn quốc tế nắm vững và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về:

- Khía cạnh kinh tế học và kinh tế quốc tế: Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế học và chuyên sâu về kinh tế quốc tế.

- Khía cạnh quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh quốc tế: Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh và chuyên sâu về quản trị kinh doanh quốc tế.

- Khía cạnh tài chính và tài chính quốc tế: Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng về tài chính/kế toán và chuyên sâu về tài chính quốc tế.

- Được trang bị một số kiến thức căn bản về các công cụ định lượng.

- Khía cạnh nghiệp vụ: Sinh viên được trang bị các kiến thức về các nghiệp vụ trong hoạt động ngoại thương (thuế, hải quan, logistics, thanh toán …).

4. Yêu cầu về kỹ năng

a. Kỹ năng cứng:

Cử nhân Kinh tế đối ngoại chương trình Chuẩn quốc tế nắm vững và vận dụng được các kỹ năng sau:

- Đánh giá, phân tích và tổng hợp được một số vấn đề chuyên sâu và một số nghiệp vụ cụ thể về thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thị trường quốc tế, tài chính quốc tế, luật kinh tế quốc tế, quản lý đầu tư... trong thực tiễn, công việc chuyên môn;

- Có nghiệp vụ về thống kê, thanh toán quốc tế, thẩm định, soạn thảo hợp đồng,

- Có khả năng lập luận, tư duy theo hệ thống các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế;

- Có kỹ năng hình thành các giả thuyết; thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong lĩnh thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thị trường quốc tế, tài chính quốc tế, luật kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế;

- Có thể nhận thức các vấn đề thực tiễn và bối cảnh của tổ chức để vận dụng linh hoạt vào các hoạt động trong thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thị trường quốc tế, tài chính quốc tế, luật kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế trong đơn vị, có năng lực sáng tạo trong công việc, phát triển vị trí cá nhân trong lĩnh vực trên.

- Vận dụng các kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên và kiến thức của nhóm ngành kinh tế và thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thị trường quốc tế, tài chính quốc tế, luật kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan hoạt động trên.

b. Kỹ năng mềm:

Cử nhân Kinh tế đối ngoại chương trình Chuẩn quốc tế phải thành thạo:

- Kỹ năng tự lập kế hoạch trong kinh doanh/công việc; kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp giữa các đồng nghiệp cùng làm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại (bao gồm giao dịch trực tiếp qua điện thoại, văn bản, thư điện tử);

- Kỹ năng giao tiếp (có khả năng giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh), thuyết trình, đàm phán quốc tế, giải quyết xung đột...

 c. Yêu cầu về ngoại ngữ và tin học

- Kỹ năng tin học: Đạt trình độ về tin học theo chuẩn đầu ra đối với chương trình chuẩn quốc tế của Học viện Chính sách và Phát triển. Hiện tại, chuẩn đầu ra hiện nay đối với sinh viên khóa 9 (2018-2022) chương trình Chuẩn quốc tế chuẩn IC3.

- Trình độ ngoại ngữ: Đạt trình độ về tiếng Anh theo chuẩn đầu ra đối với chương trình Chuẩn quốc tế của Học viện Chính sách và Phát triển. Hiện tại, chuẩn đầu ra hiện nay đối với sinh viên khóa 9 (2018-2022) chương trình Chuẩn quốc tế là IELTS 6.0

5. Yêu cầu về thái độ

Cử nhân Kinh tế đối ngoại chương trình Chuẩn quốc tế cần:

-  Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt như: tự tin không chỉ trong công việc liên quan đến Kinh tế Đối ngoại, linh hoạt trong việc tìm các giải pháp trong và ngoài chuyên môn Kinh tế Đối ngoại, đương đầu với rủi ro, nhiệt tình, say mê, sáng tạo, tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa và có khát vọng vươn lên để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp;

   - Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: trung thực, cẩn thận, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tự giác phát triển sản phẩm sáng tạo …;

   - Có các phẩm chất đạo đức xã hội như: chấp hành các quy định của nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc, hiểu biết vai trò của ngành Kinh tế Đối ngoại trong cộng đồng để nâng cao giá trị của cuộc sống.

6. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp và triển vọng phát triển nghề nghiệp

a.  Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Kinh tế đối ngoại chương trình Chuẩn quốc tế có thể làm việc tại:

- Khối/ban xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Khối/ban tài chính, quản lý ngoại hối và thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, ngân hàng trong và ngoài nước

- Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

- Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến quản lý các hoạt động ngoại thương/tài chính/đầu tư quốc tế ở cấp Trung ương đến địa phương.

- Các tổ chức phát triển quốc tế (KOICA, JICA, World Bank, ADB ….)

- Các trường Đại học, viện nghiên cứu, tổ chức tài chính quốc tế (World Bank, ADB, IMF).

b. Triển vọng phát triển nghề nghiệp:

Cử nhân Kinh tế quốc tế có thể trở thành các nhà quản lý, nhà quản trị cấp cao, chủ doanh nghiệp hoặc chuyên gia về Tài chính ở phạm vi quốc gia và quốc tế.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước để đạt trình độ, bằng cấp cao hơn ở tất cả các bậc đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế;

- Có khả năng tiếp tục tự học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ.

8. Khung kế hoạch đào tạo

Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế ngành Kinh tế quốc tế  (Tải tại đây)