null Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế

content:

CHUẨN ĐẦU RA VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUẨN QUỐC TẾ

1. Tên Ngành đào tạo

a. Tên Tiếng Việt: Quản trị kinh doanh

b. Tên Tiếng Anh: Business Administration

2. Trình độ đào tạo: Đại học, chương trình Chuẩn quốc tế

3. Yêu cầu về kiến thức

a. Kiến thức cơ bản:

Cử nhân Quản trị kinh doanh:

- Có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ và xã hội;

- Có kiến thức cơ bản về cơ sở khoa học của quản lý và quản trị kinh doanh quốc tế;

- Có kiến thức về công cụ và phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh và quản lý, vận dụng trong môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế.

b. Kiến thức chuyên sâu:

Cử nhân Quản trị kinh doanh chương trình Chuẩn quốc tế nắm vững và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về:

- Khía cạnh quản trị chiến lược: Có khả năng hoạch định chiến lược doanh nghiệp, xây dựng các dự án kinh doanh, kế hoạch kinh doanh.

- Khía cạnh quản trị nhân lực: Có khả năng quản lý, tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý chất lượng hoạt động.

- Khía cạnh quản trị tài chính: Có khả năng tổ chức và phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện các quyết định quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị các hoạt động tài chính và đầu tư trong nước, quốc tế nhằm tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.

  • Khía cạnh quản trị chất lượng: Quản lý và phối hợp với các doanh nghiệp khác để quản lý chuỗi cung ứng, vận hành và chất lượng hiệu quả.

4. Yêu cầu về kỹ năng

a. Kỹ năng cứng:

Cử nhân Quản trị kinh doanh chương trình Chuẩn quốc tế nắm vững và vận dụng được:

  • Kỹ năng tư duy: Có tư duy chiến lược phù hợp của nhà quản trị toàn cầu, vận dụng thành thạo khối kiến thức, công cụ, phương pháp dành cho nhà quản trị để xác lập cơ sở khoa học cho việc ra quyết định kinh doanh; thể hiện qua hoạch định chiến lược, sáng tạo và đổi mới, ra quyết định quản lý và kinh doanh...
  • Kỹ năng nhân sự: Có thể khai thác, phối hợp, kết nối các yếu tố, nguồn lực; thể hiện qua lãnh đạo, tổ chức, động viên, khuyến khích, tạo dựng mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong doanh nghiệp cũng như với các đối tượng hữu quan ngoài doanh nghiệp...
  • Kỹ năng tác nghiệp: Có thể vận dụng các kiến thức chuyên môn và phương pháp khoa học để thực hiện các hoạt động tác nghiệp trong tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế; thể hiện thông qua việc vận dụng kiến thức về luật kinh doanh, thống kê kinh doanh, toán kinh tế, kinh tế lượng... trong việc lập kế hoạch kinh doanh, quản trị marketing, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính, quản trị nhân lực quản trị điều hành dự án, quản trị hậu cần, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị văn phòng,...

b. Kỹ năng mềm:

Cử nhân Quản trị kinh doanh chương trình Chuẩn quốc tế phải thành thạo:

  • Kỹ năng quản trị và lãnh đạo trong bối cảnh hội nhập: kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản biện...;
  • Kỹ năng giao tiếp (có khả năng giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh), thuyết trình, đàm phán, giải quyết xung đột...

 c. Yêu cầu về ngoại ngữ và tin học

  • Kỹ năng tin học: Đạt trình độ về tin học theo chuẩn đầu ra đối với chương trình chuẩn quốc tế của Học viện Chính sách và Phát triển. Hiện tại, chuẩn đầu ra hiện nay đối với sinh viên khóa 9 (2018-2022) chương trình Chuẩn quốc tế chuẩn IC3.
  • Trình độ ngoại ngữ: Đạt trình độ về tiếng Anh theo chuẩn đầu ra đối với chương trình Chuẩn quốc tế của Học viện Chính sách và Phát triển. Hiện tại, chuẩn đầu ra hiện nay đối với sinh viên khóa 9 (2018-2022) chương trình Chuẩn quốc tế là IELTS 6.0

5. Yêu cầu về thái độ

Cử nhân Quản trị kinh doanh chương trình Chuẩn quốc tế cần:

  • Có nhận thức và năng lực hành vi đảm bảo các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh và tinh thần doanh nhân Việt Nam;
  • Có phẩm chất đạo đức kinh doanh tốt, tuân thủ pháp luật Việt Nam cũng như các nước có liên quan;
  • Có tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ kỷ luật lao động, coi trọng việc tự học hỏi, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng các quy chuẩn quốc tế.

6. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp và triển vọng phát triển nghề nghiệp

a.  Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

    Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Quản trị kinh doanh làm việc tại:

-  Khối/ban tài chính, nhân sự, marketing, vận hành của các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh (nghiệp vụ hoặc quản trị) trong nước cũng như doanh nghiệp FDI;

- Khối/ban tài chính, nhân sự, marketing, vận hành của các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, ngân hàng trong và ngoài nước.

- Các loại hình tổ chức phi lợi nhuận, các hiệp hội ngành nghề kinh doanh hoặc doanh nghiệp xã hội (nghiệp vụ hoặc quản trị);

- Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu hoặc các cơ sở đào tạo khác (nghiên cứu, tư vấn, giảng dạy về quản trị kinh doanh);

- Các cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh, các vụ, cục quản lý, phát triển doanh nghiệp;

- Tự khởi sự kinh doanh, khởi tạo doanh nghiệp.

b. Triển vọng phát triển nghề nghiệp:

Cử nhân Quản trị kinh doanh có thể trở thành các nhà quản lý, nhà quản trị cấp cao, chủ doanh nghiệp hoặc chuyên gia về kinh doanh và quản trị kinh doanh ở phạm vi quốc gia và quốc tế.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước để đạt trình độ, bằng cấp cao hơn ở tất cả các bậc đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế;

- Có khả năng tiếp tục tự học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ.

8. Khung kế hoạch đào tạo

Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế ngành Quản trị kinh doanh (Tải tại đây)