null HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Trên khắp thế giới, quá trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng đã trở nên chuyên biệt ở một mức độ mà không ai có thể tưởng tượng được. Các doanh nghiệp tập trung vào những gì họ làm tốt nhất trong thị trường nội địa và phần còn lại sẽ được thuê ngoài. Samsung là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, chiếc điện thoại được làm từ các bộ phận của 2.500 nhà cung cấp trên toàn cầu. Việt Nam là quốc gia nằm trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu của Samsung, Việt Nam đã tham gia sản xuất hơn một phần ba trong số các linh kiện của chiếc điện thoại thông minh của Samsung trên toàn cầu, và Việt Nam đã đạt được nhiều lợi ích từ quá trình sản xuất này. Các địa phương, nơi sản xuất những chiếc điện thoại thông minh, như Thái Nguyên và Bắc Ninh, đã trở thành hai trong số những địa phương giàu nhất Việt Nam, và tình trạng nghèo đói đã giảm.

Chuỗi cung ứng toàn cầu là gì?

Chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) là chuỗi các giai đoạn trong sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ để bán cho người tiêu dùng. Mỗi giai đoạn làm tăng giá trị và ít nhất hai giai đoạn ở các quốc gia khác nhau.

Hình 1. Chuỗi giá trị toàn cầu (GVC)

Theo M. Porter (1992), Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2002) cho rằng Chuỗi giá trị toàn cầu là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hoá trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng.

Chuỗi giá trị toàn cầu là một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn trong phân công lao động quốc tế, nghĩa là bất kì doanh nghiệp nào có tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm xuất khẩu đều có thể coi là đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chuỗi giá trị toàn cầu là chuỗi giá trị đặc biệt mà lợi ích được phân chia giữa nhiều doanh nghiệp và trải rộng qua một số khu vực, quốc gia. Ví dụ như một chiếc áo hàng hiệu châu Âu, rất có thể, nó được thiết kế ở trung tâm thời trang thế giới Paris, vải sản xuất tại Trung Quốc, phụ liệu làm tại Ấn Độ và may đo ở Việt Nam. Chuỗi giá trị toàn cầu đang được coi là một nhân tố quan trọng, tái cấu trúc toàn bộ hoạt động sản xuất toàn cầu, từ mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị gia tăng, chuỗi cung ứng, hoạt động thuê ngoài và hình thành các trung tâm công nghiệp… trên quy mô toàn cầu cả chiều rộng và chiều sâu, từ các nước đang phát triển tới các nước phát triển.

Hoạt động Logistics là gì? Là tập hợp các hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp các thành phần cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa một cách kịp thời và hiệu quả. Logistics luôn gắn liền với việc phải lựa chọn phương án tối ưu nhằm kiểm soát hiệu quả về thời gian và chi phí trong suốt quá trình hàng hóa lưu thông.

Hình 2. Vận tải và bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển trong hoạt động Logistics

Logistics có vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Thiết kế và quản lý hệ thống Logistics và chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được kịp thời và chính xác các nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy dòng lưu thông hàng hoá, dòng tiền và thông tin từ nhà cung cấp, nhà máy sản xuất, nhà vận tải, kho bãi qua các kênh phân phối sỉ, phân phối lẻ đến tay người tiêu dùng cuối được thông suốt hơn, giúp giảm thiểu chi phí, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp.

Hoạt động logistics trong chuỗi giá trị toàn cầu?

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, vai trò của logistics ngày càng trở nên quan trọng để liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu, từ hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối cho đến mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Logistics hiệu quả giúp đạt được các mục tiêu về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.

Hình 3. Hoạt động logistics trong chuỗi giá trị

Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm… Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động Thương mại quốc tế & Logistics tại Việt Nam?

Cùng với quá trình toàn cầu hóa trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự đa dạng và tầm quan trọng của thương mại quốc tế và logistics ngày càng tăng lên. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế với độ mở cao, thể hiện ở cán cân xuất nhập khẩu tăng trưởng cao trong thời gian qua. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tham gia và đàm phán rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Tính tới đầu năm 2020, Việt Nam tham gia tổng cộng 16 FTA, trong đó có 10 FTA đang có hiệu lực, 02 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 01 FTA đã hoàn tất đàm phán nhưng chưa ký và 03 FTA đang trong quá trình đàm phán. Việt Nam được coi là Hub-FTAs của ASEAN. Nhu cầu về nguồn nhân lực chuyên ngành logistics tại các công ty logistics, giao nhận vận tải, các hãng hàng không, hãng tàu là rất lớn trong tương lai. Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), đến năm 2030 cần khoảng 250.000 - 300.000 chuyên viên và nhà quản lý chuyên nghiệp cho ngành logistics, có trình độ chuyên môn và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện tại, nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics hiện tại của Việt Nam bị đánh giá là thiếu về số lượng và thiếu kiến thức toàn diện, trình độ ICT còn hạn chế, chưa theo kịp trình độ phát triển của ngành logistics Việt Nam và trên thế giới.

Chương trình Thương mại quốc tế & Logistics ở Học viện Chính sách và phát triển sẽ đào tạo gì?

  1. Mục tiêu đào tạo: Nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế quốc tế; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về các hoạt động thương mại quốc tế và logistics trong bối cảnh hội nhập quốc tế và của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Người học có thể vận dụng kiến thức chuyên ngành vào tổ chức hoạt động thương mại quốc tế, tổ chức và vận hành, điều hành logistics của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt các công ty logistics, doanh nghiệp vận tải và các tổ chức trong môi trường năng động và phức tạp của thị trường kinh doanh toàn cầu.
  2. Kỹ năng: Thành thạo kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề chuyên môn liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế và logistics. Biết phát triển kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành hệ thống logistics trong doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Có kỹ năng thiết lập hệ thống trong trao đổi và buôn bán quốc tế.
  3. Điểm nổi bật của chuyên ngành:
  • Một trong những điểm mạnh của chương trình đào tạo chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics của APD là chương trình đào tạo sẽ được xây dựng cân đối dựa trên kiến thức hàn lâm và thực tiễn đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Trong chương trình giảng dạy sẽ có các môn học nền tảng và chuyên sâu về như Kinh tế quốc tế, Thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế, Chính sách logistics…Đây là các lĩnh vực thuộc thế mạnh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với đội ngũ chuyên gia am hiểu, giàu kinh nghiệm
  • Trang bị các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về kinh doanh quốc tế, quản trị logistics trong doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng, vận tải quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý trong logistics, tiếng Anh trong TMQT & Logistics…nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Ngoài ra sinh viên có khả năng nghiên cứu và học tập ở cấp bậc cao hơn.
  • Đồng thời, tăng cường cơ hội trải nghiệm thực tiễn và thực hành cho sinh viên qua học tập các môn nghiệp vụ chuyên sâu như Logistics trong doanh nghiệp, Vận tải quốc tế, Quản trị kho bãi và bao bì…đồng thời liên kết với các cơ quan quản lý Nhà nước; doanh nghiệp, tổ chức trong triển khai chuyên đề thực tế nhằm tăng kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên.

Hình 4. Các Thầy/Cô và sinh viên tài năng trẻ tham gia chương trình khảo sát Logistics năm 2020

Cơ hội nghề nghiệp và vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành TMQT & Logistics?

Vị trí việc làm:

  1. Hoạch định chính sách Thương mại quốc tế & Logistics
  2. Tổ chức bảo đảm dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng quốc tế;
  3. Điều hành phân phối trong nước và quốc tế;
  4. Quản lý chuỗi cung ứng;
  5. Quản lý kho vận;
  6. Giao dịch xuất nhập khẩu;
  7. Tư vấn giao dịch ngoại thương và logistics.

Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp của chuyên ngành TMQT & Logistics:

   Cơ hội làm việc tại các Công ty logistics có phạm vi hoạt động trên toàn cầu như: DHL, DB Schenker's Logistics, Nippon Express, UPS Logistics, The Kuehne/Nagel Logistics, Fedex...

Hình 5. Công ty Logistics hàng đầu trên thế giới

     Cử nhân chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics có khả năng tổ chức bảo đảm dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp phân phối, hãng hàng không, công ty xuất nhập khẩu, công ty vận tải đa phương thức, các doanh nghiệp sản xuất và cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và thương mại quốc tế:

  1. Cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới việc hoạch định chính sách cho hoạt động Thương mại quốc tế và logistics như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải…
  2. Quản trị hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ;
  3. Tham gia điều hành các tập đoàn bán lẻ, các công ty tư vấn toàn cầu, các công ty cung ứng dịch vụ logistics, các doanh nghiệp vận tải biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, các đại lý hàng không, đại lý vận tải, cảng biển, ICD, cảng hàng không, tổ chức - khai thác - quy hoạch kho hàng, công ty và doanh nghiệp có ứng dụng logistics trong các hoạt động tổ chức khai thác sản xuất của doanh nghiệp;
  4. Các công ty cung ứng dịch vụ logistics liên quan khác như dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán buôn, bán lẻ;
  5. Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, các các trường đại học và tổ chức quốc tế có liên quan đến thương mại quốc tế và logistics.

Thông tin tuyển sinh chuyên ngành TMQT & Logistics tại Học viện Chính sách và Phát triển

  1. Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.
  2. Chỉ tiêu: 140 sinh viên cho 02 chuyên ngành
    • Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại                                         : 70 sinh viên
    • Chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics               : 70 sinh viên
  3. Môn xét tuyển:
    • Tổ hợp 1: Toán, Vật Lý, Hóa học
    • Tổ hợp 2: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
    • Tổ hợp 3: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
    • Tổ hợp 4: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  4. Phương thức tuyển sinh
  1. Xét tuyển thẳng: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  2. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT

- Thí sinh có điểm trung bình chung (TBC) học tập trong 03 năm (lớp 10, 11, 12) từ 7,5 điểm trở lên

- Thí sinh có kết quả điểm TBC học tập lớp 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp xét tuyển từ 7,0 trở lên

  1.  Xét tuyển kết hợp: Nhận hồ sơ xét tuyển ngay sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, cụ thể các đối tượng:

- Thí sinh có điểm TBC học tập lớp 12 từ 7,0 trở lên và có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2020 của 3 môn bất kỳ (trong đó có môn Toán) đạt từ 18,0 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).

- Thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 4.5 trở lên (hoặc tương đương) và có điểm TBC học tập 03 năm từ 7,0.

  1. Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019: Theo lịch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xét tuyển theo ngành, xét từ cao xuống thấp, không phân biệt thứ tự nguyện vọng;
  1. Học phí: Theo quy định của nhà nước đối với trường công lập. Năm học 2020 – 2021, học phí là: 270.000 đồng/tín chỉ tương đương 8,5 triệu đồng/năm.         
  2. Địa chỉ liên lạc và giải đáp thông tin tuyển sinh

Khoa Kinh tế quốc tế, Tầng 2, tòa nhà Giảng đường C

Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư  (Truy cập tại đây)

KĐT Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Tel: (84 – 24) 399 65458

Fax: (84 – 24) 3556 2392

Email: kinhtequocte@apd.edu.vn

Web: http://apd.edu.vn/khoa-kinh-te-oi-ngoai