null NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP BỘ “THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN THÔNG QUA GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH)”

content:

NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

“THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN THÔNG QUA GIẢI PHÁP

CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH)”

Ngày 17/6/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài KH&CN cấp bộ “Thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua giải pháp công nghệ tài chính (fintech)” do Học viện Chính sách và Phát triển. 

 

Đại diện Học viện Chính sách và Phát triển – đơn vị chủ trì đề tài, phó giám đốc Nguyễn Thế Hùng phát biểu cảm ơn sự quan tâm của Bộ Kế hoạch và đầu tư đối với công tác phát triển Nghiên cứu khoa học.

PGS. TS. Vũ Hùng Phương, chánh văn phòng Viện ngân hàng tài chính, Đại học kinh tế quốc dân - chủ tịch Hội đồng phát biểu khai mạc và thống nhất cách thức làm việc của Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp bộ.

Ths. Lưu Trọng Thái – chuyên viên Vụ Khoa học giáo dục, tài nguyên và môi trường Bộ Kế hoạch và đầu tư đọc Quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu đề tài.

Đại diện nhóm nghiên cứu, TS. Phạm Mỹ Hằng Phương, chủ nhiệm đề tài trình bày những kết quả nghiên cứu chính của đề tài. Đề tài chỉ ra mặc dù thực trạng tài chính toàn diện của Việt Nam đã được cải thiện qua thời gian, nhưng vẫn ở mức độ tương đối thấp so với các nước đang phát triển trong khu vực. Đồng thời, mặc dù các giải pháp công nghệ tài chính phát triển nở rộ ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhưng vẫn tồn tại một số bất cập như cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, các chính sách khuyến khích phát triển chưa rõ đích hướng đến và môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Do vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nâng cao hiệu quả áp dụng công nghệ tài chính nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

TS. Võ Xuân Hoài – Phó trưởng ban phụ trách ban Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm đổi mới sáng tạo đánh giá cao tính thực tiễn và khả thi của đề tài, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện Chiến lược thúc đẩy tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

ThS. Đỗ Văn Lâm – TTTTDBXHQG đề cao tính mới của đề tài trong việc kết hợp đánh giá thực trạng tài chính toàn diện và thực trạng công nghệ tài chính trong cùng một đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển tài chính quốc gia.

 

TS. Hoàng Thủy Yến – chuyên viên chính Vụ đầu tư, Bộ tài chính, nhận xét đề tài được thực hiện với mục tiêu đưa ra các giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua sử dụng công nghệ tài chính Fintech. Đây là mục tiêu cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang lại những thay đáng kể, tác động không nhỏ tới nền kinh tế nói chung và ngành tài chính nói riêng.

Ths. Lưu Trọng Thái nhận xét đề tài đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ đồng thời đánh giá cao sản phẩm đầu ra của đề tài với 01 bài báo 1 điểm, 01 bài báo 0,5 điểm và 01 sách chuyên khảo.

PGS. TS. Vũ Hùng Phương – nhận xét đây là một đề tài có hàm lượng khoa học lớn, được thực hiện một cách bài bản, đồng thời những giải pháp và khuyến nghị đề tài đề xuất mang tính khả thi cao, giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chính sách, khung khổ pháp luật liên quan đến công nghệ tài chính, từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện, tiến tới đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.

Hội đồng nhất trí thông qua đề tài với kết quả xếp loại Xuất sắc, đồng thời đề xuất nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện đề tài làm cơ sở cho Chính phủ trong quá trình thực hiện Chiến lược thúc đẩy tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.