null Tọa đàm khoa học: "Xếp hạng mức độ phát triển bền vững các địa phương ở Việt Nam"

content:

Chiều ngày 18/11, Học viện Chính sách và Phát triển phối hợp cùng Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội và Phát triển bền vững (ISESR) đã long trọng tổ chức buổi Tọa đàm khoa học: "Xếp hạng mức độ phát triển bền vững các địa phương ở Việt Nam".

            Năm 2015, tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, hướng tới hòa bình và thịnh vượng cho con người và hành tinh, trong hiện tại và tương lai. Mục tiêu phát triển bền vững luôn được Việt Nam cũng được chú trọng, đặc biệt cần phải đảm bảo sự nỗ lực riêng của từng tỉnh/thành, và sữ phối hợp giữa các tổ chức và các Bộ, ban, ngành nhằm hướng đến nhằm theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động cho mục tiêu này.

            Với sự phối hợp của nhóm nghiên cứu thuộc Học viện Chính sách và phát triển và các chuyên gia thuộc ISESR, báo cáo về “Chỉ số phát triển bền vững PSDI-2020” đã được thực hiện nhằm xây dựng chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh cho Việt Nam, từ đó đánh giá mức độ phát triển bền vững của từng địa phương theo các chỉ tiêu thành phần. Đồng thời, việc xác định chỉ số thang điểm 100 cho phép so sánh mức độ phát triển bền vững của các địa phương trong nước, từ đó đưa ra bảng xếp hạng có ý nghĩa và giá trị tham khảo cao. Đây có thể coi là bộ chỉ số đi đầu về Phát triển bền vững được áp dụng cho các tỉnh/thành, địa phương ở Việt Nam.

         

Ảnh. Các chuyên gia từ các tổ chức uy tín cùng tham gia tọa đàm

        Buổi tọa đàm thu hút đông đảo các chuyên gia từ các tổ chức uy tín lại Việt Nam như Nhóm chuyên gia từ UNDP, Viện Kinh tế tuần hoàn – Đại học Quốc gia TP. HCM, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế Luật TP. HCM, Vụ Pháp chế VCCI cùng nhiều chuyên gia tư vấn từ các tổ chức khác ở các điểm cầu.

           

Ảnh. Đại diện Học viện Chính sách và Phát triển cùng nhóm chuyên gia ISESR

         Buổi tọa đàm đã diễn ra thành công để lại dấu ấn tốt đẹp giữa các tổ chức tham gia, những góp ý từ các bên sẽ là một nguồn kinh nghiệm quý báu giúp cho HVCSPT và ISESR mở ra một tương lai hứa hẹn cho Bộ chỉ số Phát triển bền vững PSDI.