null Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, nhân viên

content:

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên không chỉ là phương pháp kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp về sức khỏe người lao động mà hoạt động này còn là sự thể hiện sự quan tâm đúng mực của Học viện Chính sách và Phát triển đối với cán bộ, nhân viên của mình.

Căn cứ theo quy định tại Điều 152, Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, Bộ luật lao động 2012; Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên theo thông tư mới nhất, thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc.

Ngày 30/12/2021, Học viện Chính sách và Phát triển phối hợp cùng Bệnh viện E tổ chức Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, nhân viên. Các hạng mục y tế khi khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bao gồm:

- Lập hồ sơ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về tiền sử sức khỏe bệnh tật của bản thân và gia đình.

- Khám thể lực chung

- Khám cận lâm sàng bắt buộc

- Khám cận lâm sàng khác

Khám sức khỏe định kỳ mang đến nhiều lợi ích cho cả người lao động và đơn vị cụ thể:

+ Đối với nhân viên/người lao động

Chuẩn đoán sớm các bệnh lý ở giai đoạn mới khởi phát, nhất là những bệnh lý nguy hiểm dần phổ biến hiện nay như: tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, ung thư. 

Đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, cơ hội điều trị hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian chữa bệnh và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Theo dõi, phát hiện và loại bỏ các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh.

Nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo người lao động có đầy đủ sức khỏe để làm việc.

+ Đối với cơ quan

Phát hiện và điều trị kịp thời giúp giảm được các chi phí y tế, chi phí bồi thường cho người lao động mắc bệnh.

Hoạt động này chính là cách để đơn vị thể hiện sự tôn trọng với người lao động.

Gia tăng đoàn kết nội bộ, tạo sự gắn kết giữa đơn vị và nhân viên. Lãnh đạo đơn vị biết được tình hình sức khỏe nhân viên để có sự điều chỉnh công việc phù hợp. Khám sức khỏe để mọi người thông cảm và chia sẻ cho nhau.

Bảo vệ sức khỏe nhân viên cũng là bảo vệ nguồn nhân lực của đơn vị, tạo sự phát triển bền vững.

Nâng cao năng suất làm việc, giảm tai nạn lao động cũng như các bệnh nghề nghiệp.

Nguồn: TTCNTT, TV&TT