null Nhìn lại chính sách tài chính tiền tệ Việt Nam 2011 - 2012

Ngày 26/12, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Nhìn lại chính sách tài chính, tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính”. Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và PGS.TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển đồng chủ trì Hội thảo. 

Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu, đại diện một số Bộ, ban, ngành có liên quan, các chuyên gia, các nhà phân tích kinh tế đến từ các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu cùng tham gia góp ý trong Hội thảo.

 

Thứ trưởng Đặng Huy Đông phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Huy Đông đã nhận định trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều bất ổn: lạm phát có nguy cơ cao, lãi suất có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, nợ xấu đang gây tổn hại lớn cho hệ thống ngân hàng, tăng trưởng tín dụng suy giảm nghiêm trọng...,Hội thảo này sẽ là diễn đàn để trao đổi về thực trạng thị trường tài chính, đồng thời đưa ra những đề xuất thiết thực về điều hành chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn của thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ trong giai đoạn 2011-2012 đã bắt đầu có những bước đi thận trọng hơn

TS. Nguyễn Thạc Hoát: "Mục tiêu cuối cùng của CSTT Việt nam hiện nay là ổn định giá trị đồng tiền"

Mục tiêu cao nhất và cuối cùng của chính sách tiền tệ (CSTT) của Việt Nam hiện nay là ổn định giá trị đồng tiền thông qua điều chỉnh tỷ lệ lạm phát. Đây là sự đổi mới, hoàn thiện đúng hướng của CSTT ở Việt Nam, theo hướng CSTT đơn mục tiêu, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đó là nhấn mạnh của TS.Nguyễn Thạc Hoát thuộc Học viện Chính sách và Phát triển.

Hiện nay những vấn đề còn tồn tại trong hoạch định chính sách nói chung và CSTT nói riêng vẫn vướng phải những vấn đề có liên quan đến sự bị động trong các chính sách xuất phát từ nguyên nhân của công tác dự báo còn chưa chính xác và chưa kịp thời, đi theo đó là tính ngắn hạn và tính chiến lược thấp của các chính sách.

Kinh nghiệm điều hành chỉ tiêu lạm phát thời gian qua cho thấy sự chênh lệch quá lớn giữa mức lạm phát thực tế với chỉ tiêu lạm phát mục tiêu, thể hiện kỳ vọng cao của Chính phủ đối với mức lạm phát, muốn ổn định nhanh kinh tế vĩ mô đã gây áp lực lớn cho điều hành CSTT, buộc phải sử dụng công cụ, các biện pháp hành chính, điều hành ngắn hạn, gây sốc cho nền kinh tế. Việc cắt giảm cung tiền và tăng trưởng đột ngột trong thời gian qua của NHNN đã gây ra những hệ quả không mong muốn như lãi suất cho vay và nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán suy kiệt, thị trường bất động sản đóng băng.

Thực tế điều hành CSTT trong thời gian qua, NHNN Việt Nam đã lựa chọn biến số Tổng phương tiện thanh toán M2 và Mức tăng trưởng tín dụng làm mục tiêu trung gian của CSTT Việt Nam. Kết quả điều hành M2 giai đoạn 2011-2012 theo xu hướng thực hiện sát với mục tiêu đề ra hơn nhiều giai đoạn trước đó. Tuy nhiên sự cắt giảm đột ngột và với mức độ giảm lớn M2 so với thực hiện bình quân giai đoạn 2004-2010, làm suy giảm nghiêm trọng tổng cầu của nền kinh tế, phát sinh thêm những khó khăn cho kinh tế vĩ mô. TS. Nguyễn Thạc Hoát đã đưa ra vấn đề liệu rằng yếu tố M2 đã thực sự được kiểm soát đầy đủ và tính toán chính xác. Trong điều kiện nền kinh tế có tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt còn lớn; thực trạng đô la hóa, vàng hóa và thị trường tiền tệ phi chính thức vẫn chưa kiểm soát được hết; dẫn đến cơ sở tính toán, dự báo chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán M2 còn nhiều bất cập. Do vậy sẽ ảnh hưởng đến sự tính toán, hoạch định các mục tiêu giữa cung tiền với lạm phát và lạm phát với tăng trưởng kinh tế khó chính xác. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân 2004-2010 là 24,14%/năm, thực hiện bình quân 35,17%/năm. Mục tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng 2011-2012 là sự điều chỉnh hợp lý với mục tiêu kiểm soát lạm phát và tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng. Tuy vậy, kết quả thực hiện 2 năm liên tục thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra, làm suy kiệt tín dụng, tác động bất lợi cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng cho các năm sau. Xu hướng suy giảm tín dụng quá mức có nguyên nhân của điều hành CSTT và khó khăn từ nền kinh tế. Cụ thể là cơ chế lãi suất cho vay chưa hiệu quả, chậm được điều chỉnh theo diễn biến CPI; đồng thời khó khăn từ nền kinh tế thể hiện trong khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế bị suy giảm mạnh.

 TS. Trịnh Quang Anh Ngân hàng Maritime Bank trình bày tại hội thảo

Bàn về các công cụ điều hành CSTT của Chính phủ, TS. Trịnh Quang Anh, Ngân hàng Maritime Bank cho biết các công cụ được NHNN sử dụng chủ yếu trong thời gian qua bao gồm: lãi suất, tái cấp vốn, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở OMO, kiểm soát hạn mức tín dụng,…Năm 2011-2012 đã cho thấy một chính sách điều hành CSTT thận trọng của Chính phủ, các công cụ đã được sử dụng một cách linh hoạt hơn, cung tiền được kiểm soát chặt chẽ.

Công cụ lãi suất đã phát huy hiệu quả trong năm 2011, với việc nâng lãi suất, thu hút lượng tiền mặt lưu hành đã góp phần điều chỉnh giảm tổng cầu dẫn đến giảm lạm phát. Tuy nhiên, theo các số liệu kinh tế những năm qua cho thấy chu kỳ lặp lại cứ sau 1 đợt tăng trưởng tín dụng lại xuất hiện nguy cơ lạm phát tăng cao. Do vậy, nguy cơ lạm phát trở lại năm 2013 là hoàn toàn có thể xảy ra.

Thị trường tiền tệ đã có nhiều biến động kể từ khi đồng nội tệ và ngoại tệ đảo chiểu từ năm 2010, đồng nội tệ mất giá dẫn đến nguy cơ đô la hóa cao trong nền kinh tế. Tuy nhiên năm 2012 đã chứng kiến sự chuyển dịch từ đầu tư ngoại tệ sang nội tệ. Đây là một dấu hiệu tốt đối với đồng tiền Việt Nam tuy nhiên lại gây ra tình trạng xấu đối với tín dụng ngoại tệ.

 

 Nợ xấu đang ở mức độ nguy hiểm chứ không chỉ đơn giản là một điều bình thường của hệ thống ngân hàng

Tổng dự nợ tín dụng của nền kinh tế tinh đến ngày 30/9 là 2,88 triệu tỷ đồng, trong đó nợ xấu toàn ngành ngân hàng năm 2012 được xác định là khoảng 10%, tương đương với 290 nghìn tỷ, theo số liệu của NHNN. Tính từ năm 2008, nợ xấu liên tục tăng và đến năm 2012 đã tăng tới 66%. Theo số liệu của các tổ chức tín dụng, tính đến ngày 30/9, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 4,93%, nhưng theo NHNN tỷ lệ này là 8,82%. Theo tính toán của TS.Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT và Giám đốc Trường đào tạo cán bộ BIDV, theo số liệu công bố của NHNN, sau khi đã giải quyết 12 nghìn tỷ nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu cần giải quyết còn 278 nghìn tỷ. Tổng nợ xấu cần xử lý sau khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng rủi ro và sau khi thanh lý hết tài sản đảm bảo là bất động sản là hơn 89 nghìn tỷ, chưa kể nợ tồn đọng xây dựng cơ bản ước khoảng 93 nghìn tỷ.

Bức tranh hệ thống ngân hàng trong thời gian qua được TS.Quách Mạnh Hào thuộc trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội đưa ra với những đặc điểm cơ bản: các ngân hàng huy động vốn ngắn hạn cho vay dài hạn một cách lỏng lẻo. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh lời lành mạnh của hệ thống, đồng thời gây áp lực lên khả năng thanh khoản. Do vậy các ngân hàng buộc phải chạy đua lãi suất để tồn tại và áp đặt chi phí lên xã hội. Nhà nước vô tình đã tiếp tay cho quá trình trên bằng tuyên bố không cho ngân hàng nào phá sản. Khi lãi suất và nợ xấu tăng đến một mức độ báo động, tình trạng suy giảm tín dụng xảy ra càng làm cho nợ xấu thêm trầm trọng.

công ty mua bán nợ quốc gia tuy vấp phải nhiều tranh cãi nhưng vẫn được coi là một phương án hữu hiệu đối với giải quyết nợ xấu.

Giải pháp sát nhập các ngân hàng cũng được thảo luận nhiều, trong đó khuyến nghị sát nhập các ngân hàng có cùng lĩnh vực hoạt động thay vì sát nhập ngân hàng tốt với ngân hàng yếu. Có nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần nhận thức được việc chấp nhận phá sản một số ngân hàng yếu kém trước khi thực hiện các giải pháp khác.

Chính sách tài khóa và Chính sách tiền tệ liệu đã phối hợp hiệu quả?

Chính sách tài khóa trong năm 2012 đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải, từ thu ngân sách nhà nước (NSNN), chi NSNN, đến thâm hụt NSNN, nợ công và tác động của chính sách quản lý giá cả đến NSNN nói riêng, đến ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.

NSNN hiện dựa trên 3 nguồn thu chính bao gồm các nguồn thu trong nước, từ hoạt động xuất nhập khẩu, từ dầu thô và từ thị trường bất động sản.

 

 

TS.Cấn Văn Lực trình bày tham luận

 TS.Cấn Văn Lực cũng đưa ra một số giải pháp tổng thể nhằm xử lý nợ xấu: giải quyết tồn kho hàng hóa, tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản, 6 phương thức xử lý nợ xấu (cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi và phí tín dụng, mua bán nợ bằng cách thành lập công ty mua bán nợ quốc gia hoặc chứng khoán hóa nợ xấu, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại, xử lý phát mại tài sản đảm bảo, chuyển nợ thành vốn góp), đẩy nhanh và dứt điểm tái cơ cấu tài chính tín dụng, thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh tái cơ cấu đầu tư công, gồm cả việc xử lý nợ tồn đọng xây dựng cơ bản, tăng cường cơ chế, công cụ “”phòng ngừa rủi ro” trong tương lai. Hình thức thành lập công ty mua bán nợ quốc gia tuy vấp phải nhiều tranh cãi nhưng vẫn được coi là một phương án hữu hiệu đối với giải quyết nợ xấu.

Giải pháp sát nhập các ngân hàng cũng được thảo luận nhiều, trong đó khuyến nghị sát nhập các ngân hàng có cùng lĩnh vực hoạt động thay vì sát nhập ngân hàng tốt với ngân hàng yếu. Có nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần nhận thức được việc chấp nhận phá sản một số ngân hàng yếu kém trước khi thực hiện các giải pháp khác.

Chính sách tài khóa và Chính sách tiền tệ liệu đã phối hợp hiệu quả?

Chính sách tài khóa trong năm 2012 đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải, từ thu ngân sách nhà nước (NSNN), chi NSNN, đến thâm hụt NSNN, nợ công và tác động của chính sách quản lý giá cả đến NSNN nói riêng, đến ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.

NSNN hiện dựa trên 3 nguồn thu chính bao gồm các nguồn thu trong nước, từ hoạt động xuất nhập khẩu, từ dầu thô và từ thị trường bất động sản.

 

 

 Cần thay đổi tư duy về điều hành CSTK

TS.Vũ Đình Ánh, Bộ Tài chính

TS.Vũ Đình Ánh, Bộ Tài chính đưa ra nhận định cần thay đổi tư duy về điều hành chính sách tài khóa (CSTK) của Chính phủ Việt Nam. Nếu chỉ kỳ vọng CSTK hoàn thành nhiệm vụ thu chi NSNN và đảm bảo thâm hụt NSNN dưới mức cho phép thì thực tế CSTK không thể kết hợp với CSTT trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu và các chuyên gia, CSTT và CSTK của Việt Nam hiện nay được thực hiện rời rạc, không có sự liên kết, bổ trợ cho nhau. Cần đặc biệt quan tâm đến mục tiêu đặt ra của nền kinh tế, không thể đòi hỏi hai chính sách tiền tệ và tài khóa cùng song hành thực hiện những mục tiêu mâu thuẫn nhau.

Trong giai đoạn 2013 – 2015, mục tiêu chính sách tài chính tiền tệ cần phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố gây lạm phát cao từ phía tổng cầu và các yếu tố tác động làm suy giảm tổng cầu quá mức, mới đảm bảo quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành công. Mặt khác phải kiểm soát các yếu tố gây đột biến lạm phát từ chi phí đẩy, đặc biệt là lộ trình điều chỉnh hợp lý giá các ngành hàng, dịch vụ từ giá bao cấp sang giá thị trường./.

Phương Linh
Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư