null Hội thảo khoa học “Thuận lợi và thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài của một số ngành của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN” được tổ chức tại Hội trường Bộ Kế Hoạch và đầu tư

Thực hiện Quyết định số 855/QĐ-BKHĐT ngày 19/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhóm nghiên cứu của Học viện Chính sách và Phát triển đã phối hợp cùng Cục Đầu tư nước ngoài thực hiện Đề án “Nghiên cứu về những thách thức, thuận lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài và sự chuẩn bị của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015”. Trên cơ sở phân tích tổng quan về thuận lợi và thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015, đề án tập trung  phân tích những thuận lợi và thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài vào một số ngành cụ thể như dệt may và da giày, điện tử, ô tô, hàng không và nông nghiệp. Hội thảo “Thuận lợi và thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài của một số ngành của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN” được tổ chức theo kế hoạch nghiên cứu và đề xuất của Ban chủ nhiệm đề án, để công bố kết quả nghiên cứu và tiếp thu ý kiến góp ý của các chuyên gia vào ngày 29/10/2015.

Tới tham dự hội thảo, không chỉ có lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, đại diện các đơn vị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà còn có sự có mặt của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực FDI, đại diện Bộ Công Thương, đại diện Ngân hàng Nhà nước, đại diện Bộ Ngoại giao, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện các trường đại học lớn như Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân…

Mở đầu buổi hội thảo, PGS,TS Đào Văn Hùng-Giám đốc Học viện đã phát biểu khai mạc đồng thời chủ trì buổi hội thảo

PGS,TS.Đào Văn Hùng phát biểu khai mạc hội thảo

Tiếp theo buổi hội thảo, TS.Đào Hoàng Tuấn-Chủ nhiệm đề án đã trình bày ngắn gọn về đề án.

TS.Đào Hoàng Tuấn-Chủ nhiệm đề án trình bày tại buổi hội thảo

Với thời hạn gia nhập AEC đang đến gần, Việt Nam cần phải có những chuẩn bị hợp lý và kịp thời. Thứ nhất, Việt Nam cần biết lợi thế cạnh tranh của mình trong thu hút đầu tư khi so sánh với các quốc gia khác trong AEC. Qua đó, Việt Nam có thể đưa ra những cơ chế khuyến khích đầu tư vào những ngành nghề mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Thứ hai, Việt Nam cần xóa bỏ những rào cản và khuyến khích các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia sâu rộng vào thị trường AEC và đầu tư sang các nước thuộc khu vực AEC để tận dụng việc tự do hóa đầu tư trong AEC. Nếu không vươn ra nước ngoài, bắt đầu từ việc vươn ra các nước trong khu vực thuộc AEC, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thua ngay trên thị trường nước mình khi phải cạnh tranh với các tập đoàn xuyên quốc gia với thị trường rộng lớn hơn nhiều lần. Thứ ba, Việt Nam cần phải xây dựng những kịch bản kinh tế vĩ mô trong trường hợp luồng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng cao đột ngột, bao gồm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ. Có như vậy, chúng ta mới tận dụng những cơ hội mà hội nhập mang lại và hạn chế được những bất ổn vĩ mô như đã diễn ra sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007.

Đề án được thực hiện nhằm đạt được 04 mục tiêu chính, đó là:

  • - Khái quát những định nghĩa, khái niệm liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. Nêu lên những đặc điểm riêng của cộng đồng kinh tế AEC.
  • - Xác định những nhóm ngành là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong AEC. Việt Nam phải làm gì để tận dụng lợi thế cạnh tranh này?
  • - Xác định những rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang các nước AEC. Việt Nam cần phải làm gì để xóa bỏ những rào cản này?
  • - Rút ra những kinh nghiệm về quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp FII khi dòng vốn này tăng đột ngột từ bài học gia nhập WTO năm 2007. Đề xuất những giải pháp Việt Nam có thể áp dụng nếu dòng vốn FII tăng đột ngột sau khi gia nhập AEC.

Sau khi Ban chủ nhiệm đề án trình bày kết quả đã đạt được, đã có rất nhiều sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, giúp cho Ban chủ nhiệm đề án có thể bổ sung hoàn thiện đề án một cách tốt nhất.

Đóng góp ý kiến từ các chuyên gia về đề án 


Đóng góp ý kiến từ các chuyên gia về đề án 


Đóng góp ý kiến từ các chuyên gia về đề án 


Đóng góp ý kiến từ các chuyên gia về đề án 

Ông Đỗ Nhất Hoàng-Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài đã phát biểu ý kiến đồng thời cũng có những lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm đề án.

Ông Đỗ Nhất Hoàng-Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài đã phát biểu ý kiến đồng thời cũng có những lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm đề án.

Bên cạnh những lời khen cho nỗ lực của Ban chủ nhiệm đề án đã hoàn thiện đề án với chất lượng tốt trong một khoảng thời gian gấp rút, đồng thời Ban chủ nhiệm đề án cũng tiếp thu những lời đóng góp để có thể hoàn thiện đề án tốt hơn.

Buổi hội thảo đã diễn ra một cách thành công và tốt đẹp.