null Bài viết đăng báo TS. Nguyễn Thế Vinh về Quan điểm, định hướng và giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn tới

Quan điểm, định hướng và giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn tới

 

TS Nguyễn Thế Vinh

Học viện Chính sách và Phát triển

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

vinh.nt@apd.edu.vn

Trong những năm vừa quan nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nhiều chỉ tiêu về kinh tế- xã hội đã đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Cùng với đó, Đảng, Chính phủ cũng đã chú trọng và quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội. Các Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW và nhiều văn bản pháp lý khác. Điều đó cho thấy trong giai đoạn tới, với mức tăng trưởng kinh tế cao thì những vấn đề an sinh xã hội cũng phải đáp ứng phù hợp với điều kiện tình hình mới.

 

Từ khóa: an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giải pháp

 

  1. Định hướng phát triển của Việt Nam giai đoạn tới

Đến hết năm 2017, sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW, các chỉ tiêu về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) về cơ bản gần đáp ứng mục tiêu Nghị quyết đề ra. Đến hết năm 2017, số người tham gia BHXH đạt 13,82 triệu người chiếm 25,8% so với lực lượng lao động trong đó BHXH bắt buộc là 13,59 triệu người, BHXH tự nguyện là 228 ngàn người; BHTN là 11,78 triệu người chiếm 22% lực lượng lao động; BHYT đạt 79,95 triệu người chiếm 85,6% dân số. So với các mục tiêu mà Nghị quyết 21-NQ/TW đề ra thì chỉ có mục tiêu về BHYT đạt được còn các mục tiêu về BHXH và BHTN còn là những thách thức lớn đặt ra đối với xã hội nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng phải hoàn thành.

 

 

 

Bảng: Số người tham gia BHXH, BHTN và BHYT giai đoạn 2012-2017

Stt

Năm

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

LLLĐ (1000 người)

Dân số 1000 người

Bắt buộc (người)

Tự nguyện (người)

Tổng

Tỷ lệ so với LLLĐ

Tổng (người)

Tỷ lệ so với LLLĐ

Tổng (người)

Tỷ lệ so với dân số

1

2012

10.431.617

133.831

10.565.448

21,6%

8.269.552

16,9%

58.977.203

66,4%

51.038

88.773

2

2013

10.889.333

168.095

11.057.428

22,4%

8.691.392

17,6%

61.764.317

68,8%

51.486

89.709

3

2014

11.452.522

193.329

11.645.851

23,4%

9.219.753

18,5%

64.645.024

71,4%

52.280

90.606

4

2015

12.072.860

217.669

12.290.529

24,4%

10.310.210

20,5%

69.972.649

76,5%

52.613

91.512

5

2016

12.851.833

203.871

13.055.704

24,6%

11.060.178

20,8%

75.915.155

81,9%

53.439

92.757

6

2017

13.591.492

227.506

13.818.998

25,8%

11.774.742

22,0%

79.951.649

85,6%

53.644

93.357

Tăng/giảm 2017 so với 2012

3.159.875

93.675

3.253.550

4,2%

3.505.190

5,1%

20.974.446

19,2%

2.606

4.584

Tỷ lệ %

30,3%

70%

30,8%

 

42,4%

 

35,6%

 

5,1%

5,2%

Mục tiêu của NQ21

 

 

50%

 

35%

 

80%

 

 

 

Nguồn: [4, phụ lục 1]

 

 

 

Dự báo trong giai đoạn tới nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt khoảng 6,7-7,47%/năm[1]. Đây là mức khá cao so với trung bình các nước trong khu vực và GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 300 tỷ USD vào năm 2020. Với mức dự báo và mục tiêu tăng trưởng kinh tế kỳ vọng cao như vậy thì những mục tiêu về an sinh xã hội cũng đặt ra những thách thức cần đạt được.

Nghị quyết 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành trung ương khóa XII đặt ra những yêu cầu đối với những mục tiêu an sinh xã hội. Nghị quyết đề ra 5 quan điểm trong đó quan trọng nhất là BHXH phải là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường và yêu cầu cấp bách phải hiện đại hóa toàn diện về chính sách, công cụ hệ thống BHXH mang tính hiệu quả cao. Mục tiêu đề ta là “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch”[1].

Những vấn đề đặt ra đối với các trụ cột của ASXH ví dụ như với chuẩn nghèo đói đa chiều thì những nhu cầu tối thiểu của người dân sẽ được nâng cao hơn, với các chuẩn mực và nhu cầu cao hơn đặc biệt những nhu cầu tối thiểu (ăn, ở, mặc…) mà sẽ có nhu cầu cao hơn về giao tiếp, văn hóa, khám chữa bệnh... Điều đó là thách thức đối với nguồn lực và hệ thống dịch vụ an sinh xã hội vừa đảm bảo thuận tiện lại vừa đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tăng lên đó.

Đối tương là hộ nghèo, nhóm yếu thế sẽ không chỉ tập trung vào vùng miền núi hay hải đảo mà sẽ chủ yếu vào những khu vực chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Điều đó là thách thức không nhỏ khi Việt Nam vẫn chưa thực sự sẵn sang và có nguồn lực kịp thời đáp ứng cho những vấn đề mới nảy sinh đó.

Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, giàu nghèo có xu hướng gia tăng rõ rệt. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối rất lớn, nhất là rơi vào nhóm người có thu nhập thấp, yếu thế trong xã hội  và trở nên khó khăn hơn.

Yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội gia tăng trong những năm tới ở Việt Nam cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong việc tận dụng những ưu việt của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 ở các khía cạnh: (i) tăng trưởng kinh tế sẽ tập trung ở những vùng lãnh thổ động lực. Đó là những vùng có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với những khu vực khác. Điều đó thể hiện ở nhiều lĩnh vực chứ không còn bó buộc trong những yếu tố về điều kiện sản xuất. Những yếu tố về năng suất, công nghệ, thể chế…ở các khu vực đó sẽ quyết định sự phát triển vượt trội kéo theo sự chênh lệch phát triển với các khu vực khác, đặt ra những vấn đề bất bình đẳn hoặc di dân; (ii) những chi phí cá nhân phải chi trả cho y tế và giáo dục... cũng sẽ gia tăng do thực hiện theo những nguyên tắc thị trường. Có thể những dịch vụ xã hội cơ bản nhất vẫn được đáp ứng nhưng những dịch vụ cao cấp hơn được phục vụ cũng làm nảy sinh những nhu cầu to lớn hơn của người dân đặt ra những thách thức không nhỏ cho hệ thống để thỏa mãn những nhu cầu đó; (iii) đảm bảo nguồn thu của các quỹ, chi trả đúng người đúng đối tượng ở mức ngày càng nâng lên là những vấn đề không nhỏ; (iv) nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các tuyến y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu của người dân tránh quá tải ở tuyến trên và giảm thiểu chi phí cho người dân.

 

  1. Giải pháp để giải quyết mối quan giữa tăng trưởng và an sinh xã hội

Những đánh giá, phân tích về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội đã được đề cập cụ thể tại các nghiên cứu trước [5]. Trên cơ sở đó nhằm xác định những quan điểm, định hướng và giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong thơi gian tới.

Để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong thời gian tới đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích cho mọi người dân, đảm bảo việc làm cho người dân, các vấn đề về nghèo đói bất bình đẳng được hạn chế và giảm bớt. Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 mang lại để rút ngắn khoảng cách phát triển, là nền tảng cho phát triển kinh tế. Những vấn đề về an sinh xã hội như BHXH, BHTN,BHYT hay việc làm, xóa đói giảm nghèo

Để làm được những điều đó cần thực hiện đầy đủ và đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của an sinh xã hội.

Tổng kết nghị quyết 21-NQ/TW của BHXH Việt Nam chỉ ra rằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị có vai trò quyết định trong việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế cũng như an sinh xã hội. Những địa phương có sự quyết liệt trong hành động, dám nghĩ dám làm sẽ đảm bảo được cả 2 mục tiêu tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung cơ bản của cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đối với bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Thứ hai,  hoàn thiện các cơ chế chính sách về an sinh xã hội

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về thị trường lao động và việc làm. Người lao động được tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế và được hưởng lợi. Thể chế hoá các chủ trương và hoàn thiện pháp luật, chính sách về bảo hiểm xã hội phải kết hợp với hoàn thiện pháp luật, chính sách về chế độ tiền lương, việc làm, chính sách người có công với cách mạng và các chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan khác.

Sửa đổi, bổ sung pháp luật về bảo hiểm xã hội theo hướng tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân; thiết kế hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng; hoàn thiện các quy định về đóng - hưởng bảo hiểm xã hội, bảo đảm các nguyên tắc công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Duy trì và liên thong dữ liệu giữa các cơ quan bảo hiểm, thuế…để đảm bảo rằng mọi người lao động đều được đảm bảo quyền lợi và duy trì nguồn thu đúng, đủ cho cơ quan bảo hiểm.

Sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động, khắc phục tình trạng gian lận, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp. Triển khai có hiệu quả các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm bảo hiểm thất nghiệp thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động. Chi phí tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp lấy từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, không lấy từ ngân sách nhà nước.

Đối với chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để người lao động có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng. Mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, tạo điều kiện chuyển đổi thuận lợi giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc, hướng tới chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết.

Xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa các nhóm đối tượng tham gia; tăng cường sự chia sẻ giữa các nhóm đối tượng thụ hưởng nhằm khắc phục bất hợp lý, chênh lệch quá lớn về mức hưởng.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hoá các quy trình, thủ tục đăng ký, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm xã hội theo hướng thân thiện, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi bảo hiểm xã hội.

Đẩy nhanh quá trình gia tăng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khu vực phi chính thức. Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu thiết kế các gói bảo hiểm xã hội ngắn hạn với mức đóng, mức hưởng, phương thức giao dịch phù hợp với người lao động trong khu vực phi chính thức.

Thứ ba, Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội đồng bộ, đa dạng, chất lượng

Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng với hệ thống 3 thang bậc đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Trợ cấp hưu trí xã hội: là lương hưu xã hội. Đây là cách gọi khác của trợ cấp tuổi già đang được Chính phủ thực hiện. Mức chi trả hiện tại là 270.000 đồng/người/tháng đối với những người trên 80 tuổi không có lương hưu, không có BHXH và sẽ được tiếp tục duy trì.

Bảo hiểm xã hội cơ bản, bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện: à BHXH do Nhà nước vận hành, BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Người lao động có thu nhập và tham gia BHXH để được hưởng tiền hưu trí, tử tuất. Đề án cải cách sẽ có các chính sách để hỗ trợ nông dân, người nghèo, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, người làm việc trong khu vực phi kết cấu được hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước. Đồng thời, khuyến khích họ đóng góp một phần khi tham gia BHXH để tự bảo đảm cuộc sống cho mình.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là BHXH do Nhà nước vận hành, BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Người lao động có thu nhập và tham gia BHXH để được hưởng tiền hưu trí, tử tuất. Các chính sách để hỗ trợ nông dân, người nghèo, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, người làm việc trong khu vực phi kết cấu được hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước. Đồng thời, khuyến khích họ đóng góp một phần khi tham gia BHXH để tự bảo đảm cuộc sống cho mình

Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cách tính lương hưu, bảo đảm công bằng giữa nam và nữ, giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa người có mức lương cao với người có mức lương thấp để thu hẹp khoảng cách về thu nhập trong các đối tượng hưởng chế độ hưu trí.

Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội,  Các chiến lược chính sách cần được xây dựng phù hợp với thực tiễn, có sự lien kết phối hợp giữa các ngành, địa phương trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin để kịp thời nhanh gọn xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ liên thông thông tin giữa các đơn vị tạo cơ chế kiểm tra kiểm soát dễ dàng thống nhât giữa các lĩnh vực.

Nâng cao tính tuân thủ pháp luật về bảo hiểm xã hội thông qua thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, tư pháp để tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội, đi đôi với chú trọng tăng số người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội, đặc biệt là chế độ hưu trí. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi tiền bảo hiểm xã hội. 

Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và thực thi chính sách bảo hiểm xã hội. Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về bảo hiểm xã hội. Xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng cung ứng dịch vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội. 

Thứ tư, Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững

Đào tạo dạy nghề cho người dân ở các vùng khó khan luôn là giải pháp hàng đầu và hiệu quả nhất trong mọi giải pháp giảm nghèo cho người dân

Tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn để các khu vực khó khăn có điều kiện giao thương đẩy mạnh kinh tế hàng hóa. Nhà nước cũng đã có nhiều giải pháp về chính sách như việc đẩy nhanh việc xây dựng Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để thực hiện huy động nguồn lực cho hạ tầng giao thông trong cả nước…

Đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân để cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm làm ra. Đẩy mạnh hỗ trợ người nghèo bằng nhiều hình thức giải pháp thiết thực.

Thứ năm, Hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội công

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; hoàn thiện, đẩy mạnh kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với các hệ thống cơ sở dữ liệu có liên quan nhằm phục vụ tốt công tác thực hiện chính sách và công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách. Xây dnwgj và đưa vào sử dụng hệ thống giao dịch BHXH điện tử trên tất cả các lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giải quyết chế độ BHXH để cung cấp tất cả cá dịch vụ trực tuyến; hệ thống thông tin giám định BHYT kết nối liên thông giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên phạm vi toàn quốc; hệ thống cấp sổ định danh quản lý ngời tham gia BHXH, BHYT trên cơ sở dữ liệu hộ gia đình. Thực hiện cấp đầy đủ sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử.

Đầu tư và hiện đại hoá quản lý bảo hiểm xã hội, đầu tư phát triển công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Có cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động biến động nhanh chóng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang làm biến đổi cấu trúc của thị trường lao động. 

Thứ sáu đảm bảo an toàn các quỹ

Đối với việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có bước di thích hợp nhất là lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế để đảm bảo song song giữa người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế có ích cho xã hội nhưng cũng giảm thiểu áp lực đối với việc chi trả của các quỹ BHXH. Phân biệt giữa giới tính, cơ cấu ngành nghề, loại hình lao động…cụ thể cho việc kéo dài tuổi nghỉ hưu.

Nghiên cứu điều chỉnh tỉ lệ đóng vào Quỹ bảo hiểm xã hội theo hướng hài hoà quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động Sửa đổi cách tính lương hưu theo hướng giảm tỉ lệ tích luỹ, bảo đảm khả năng cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Có lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thực tế, bảo vệ quyền lợi của người hưởng chế độ hưu trí theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng và chia sẻ phù hợp.

Đối với các quỹ bảo hiểm cần được vận hành theo cơ chế đảm bảo an toàn quỹ, đầu tư sinh lợi trên cơ sở pháp luật cho phép. Tăng cường vai trò của Hội đồng quản lý quỹ BHXH trong đó đưa hoạt động đầu tư đi vào nền nếp theo tiêu chí đảm bảo an toàn, đầu tư vào trái phiếu chính phủ tăng lên, giảm dần tỷ lệ cho vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức không nhỏ về chất lượng các khoản đầu tư vì tỷ lệ an toàn hay rủi ro đồng nghĩa với tỷ lệ tăng trưởng và ngược lại. Cần xây dựng cơ chế dành một phần hoạt động đầu tư vào những khoản có khả năng sinh lợi cao, đầu tư mạo hiểm.

Kết luận:

Để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước đã có các chủ trương, chính sách lớn để đảm bảo rằng, mọi người dân đều được thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng kinh tế đem lại. Tuy nhiên quá trình đó còn nhiều khó khăn thách thức cần phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong đó việc ứng dụng khoa học công nghệ là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu lực hiệu quả của các cơ chế chính sách cũng như đảm bảo thuận tiện, công bằng, minh bạch công tác an sinh xã hội cho mọi người dân.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, BCHTW khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội;
  2. Nghị quyết 125/NQ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hienj Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, BCHTW khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội;
  3. Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020;
  4. Báo cáo của BHXH Việt Nam về kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW;
  5. Nguyễn Thế Vinh, Tác động của tăng trưởng kinh tế đến an sinh xã hội – Lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia ,Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.17/16-20;
  6. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020.

 

[1] https://baomoi.com/trien-vong-kinh-te-viet-nam-giai-doan-2018-2020-duoi-goc-nhin-cua-to-tu-van-kinh-te/c/27153937.epi

Có thể Dowload Nội dung bài viết Tại đây