null TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO “QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN – LỰA CHỌN HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ LỘ TRÌNH”

 08h00 sáng nay 16/07/2012 tại Đà Nẵng, Học viện Chính sách và Phát triển đã tổ chức Hội thảo “QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN – LỰA CHỌN HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ LỘ TRÌNH”. Đến tham dự Hội thảo có hơn 90 cán bộ các Khoa, Phòng, Ban và toàn thể giảng viên thuộc Học viện.

 Mở đầu, Giám đốc Học viện PGS.TS Đào Văn Hùng đã phát biểu chào mừng và khai mạc, đồng thời giới thiệu 02 chủ đề chính của Hội thảo.


PGS. TS Đào Văn Hùng phát biểu chào mừng và khai mạc Hội thảo


Có hơn 90 cán bộ, giảng viên tham gia Hội thảo


ThS Lê Huy Đoàn – Trưởng phòng Khoa học Hợp tác

Tiếp theo, TS. Vũ Thị Minh Luận, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Học viện trình bày tham luận “Chuyển đổi phương thức quản lý và đào tạo sang hệ thống tín chỉ tại HVCSPT – Phân tích cơ hội và thách thức”. Tham luận có những nét chính như sau:
- Đào tạo theo HTTC là phương thức đào tạo phổ biến hiện nay của các Trường ĐH trên thế giới cũng như ở Việt Nam do những ưu điểm vượt trội của nó so với hệ thống niên chế.
- Đào tạo theo hệ thống tín chỉ có nhiều thuận lợi khó khăn ở các trường Đại học.
- Người học được coi là yếu tổ trung tâm, sinh viên có thể chủ động quyết định kế hoạch và thời gian học tập.
- Có nhiều áp lực đối với đội ngũ giảng viên, các vấn đề về cơ sở vật chất.
- Bắt đầu áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ từ khóa 3, năm học 2012-2013.


TS. Vũ Thị Minh Luận – Trưởng phòng Quản lý đào tạo

Th.S Nguyễn Thị Đông, Phó trưởng Phòng Quản lý Đào tạo cũng trình bày chi tiết tham luận “Trao đổi về cấu trúc chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại HVCSPT”.



ThS Nguyễn Thị Đông – Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo

Về phía phòng Chính trị và Quản lý sinh viên, ThS Nguyễn Tiến Hùng – Trưởng phòng cũng trình bày “Những thách thức chuyển đổi mô hình từ đào tạo và quản lý theo học chế niên chế sang đào tạo và quản lý theo học chế tín chỉ ở HVCSPT”. Tham luận cũng đưa ra 11 giải pháp cần thực hiện đồng bộ để khắc phục những thách thức trong đào tạo và quản lý theo học chế tín chỉ tại Học viện Chính sách và Phát triển.


ThS Nguyễn Tiến Hùng – Trưởng phòng Chính trị và Quản lý sinh viên

Tiếp theo, chủ tọa Đào Văn Hùng đã dành một ít thời gian cho các ý kiến phát biểu đóng góp bổ sung cho các tham luận. ThS Nguyễn Thị Thanh Nga – Khoa Triết học và Chính trị học thẳng thắn đưa ra một số ý kiến như: Phát triển thông tin về website học viện, cần cập nhật, thông tin cần kịp thời, chính xác; hệ thống thông tin thư viện quản lý tốt hơn; từ năm thứ ba có thể tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học; nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ, giảng viên; …


ThS Nguyễn Thị Thanh Nga – Khoa Triết học và Chính trị học

Bên cạnh đó, ThS Nguyễn Thế Vinh – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, ThS Lê Huy Đoàn – Trưởng phòng Khoa học hợp tác, PGS. TS Phạm Quý Thọ - Trưởng khoa Chính sách công cũng đã có những ý kiến nhất định về các tham luận trong hội thảo.


ThS Nguyễn Thế Vinh – Trưởng phòng Tổ chức hành chính


PGS. TS Phạm Quý Thọ - Trưởng khoa Chính sách công

Trước khi nghỉ giữa giờ, chủ tọa PGS.TS Đào Văn Hùng đã giải đáp một số thắc mắc cũng như tổng kết một số vấn đề trong phần đầu của Hội thảo.
Giảng viên Đào Tuấn Anh – Khoa Triết học và Chính trị học cũng đã trình bày một số nghiên cứu và kinh nghiệm của mình qua tham luận “Đào tạo theo Tín chỉ - Những yêu cầu và thách thức đặt ra đối với HV CSPT”, bao gồm các vấn đề như: yêu cầu và thách thức đối với đội ngũ giảng viên, yêu cầu đối với sinh viên, cơ sở vật chất cho đào tạo tín chỉ và một số lưu ý nhỏ khi áp dụng đào tạo theo tín chỉ.


Giảng viên Đào Tuấn Anh – Khoa Triết và Chính trị học

ThS Nguyễn Thái Nhạn - Phó trưởng Bộ môn Luật Kinh tế - cũng đã nêu tại Hội thảo “Một vài suy nghĩ về vai trò và nhân cách của Giảng viên HV CSPT khi áp dụng đào tạo tín chỉ”. Tham luận đã kết luận: Nhân cách là bộ mặt chính trị - đạo đức của giảng viên, là một trong các công cụ để tạo ra sản phẩm giáo dục. Sự hình thành và phát triển nhân cách là cả quá trình tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn chứ không phải bằng uy quyền của giảng viên.


ThS Nguyễn Thái Nhạn – Phó trưởng Bộ môn Luật kinh tế

Trước khi kết thúc Hội thảo, ThS Lê Kim Chi – Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Bồi dưỡng phát triển - đã trình bày “Đề án phát triển HV CSPT – Giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ngoài việc giới thiệu sơ lược về HV CSPT còn bao gồm một số vấn đề như:
- Bối cảnh quốc tế, trong nước và thực trạng phát triển Học viện đến năm 2012.
- Định hướng phát triển Học viện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Sứ mạng và tầm nhìn, mục tiêu và mô hình phát triển, định hướng phát triển hoạt động chủ yếu).
- Các giải pháp chủ yếu phát triển học viện đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Xây dựng nguồn nhân lực, xây dựng chương trình, hợp tác phát triển, xây dựng chương trình quản trị Học viện, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng tiềm lực tài chính và nguồn lực đầu tư cho phát triển, các kiến nghị đề xuất với Bộ KH-ĐT).
Đề án còn đưa ra 9 kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm có các giải pháp, chỉ đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và giải pháp đã đưa ra tại Đề án.


ThS Lê Kim Chi – Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Tư vấn phát triển

Một số tham luận của các đại biểu đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quá trình chuyển đổi quy trình đào tạo qua hệ tín chỉ trong các trường ĐH và CĐ Việt Nam – TS. Nguyễn Khắc Bình), từ ĐH KTQD (Xây dựng Hệ thống cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân – TS. Lê Việt Thủy, Phó phòng Quản lý Đào tạo) cũng đã được trình bày trong tài liệu Báo cáo Hội thảo.
Tuy khuôn khổ thời gian có hạn, Hội thảo chưa thể trình bày hết được các vấn đề đã nêu trong tài liệu Báo cáo Hội thảo, song đã nhận được nhiều sự nhất trí, đồng thuận. Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp vào 12h cùng ngày.


Thế Dương