null [TƯ DUY PHÁP LÝ] - Giảng viên Mai Phi Hoàng và Trợ giảng Lê Túc Vân cùng sinh viên Law-APD K13 tìm hiểu về MÔ THỨC IRAC

content:

MÔN TƯ DUY PHÁP LÝ 

Giảng viên Mai Phi Hoàng và Trợ giảng Lê Túc Vân cùng sinh viên Law-APD K13 tìm hiểu về

MÔ THỨC IRAC

IRAC được phiên âm tiếng anh là /ˈaɪræk/ (EYE-rak), viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Issue - Relevant Law – Application Facts – Conclusion. Đây là một mô thức được ứng dụng rất nhiều và được ứng dụng làm phương pháp để phân tích và giải quyết các tình huống pháp lý. Các trường đào tạo ngành luật và luật sư ở Mỹ, Anh hay Úc đều được đào tạo phương pháp này để ứng dụng không chỉ trong giải quyết các vấn đề pháp lý mà còn được ứng dụng như một kỹ năng tư duy pháp luật, tìm kiếm luật, ý kiến pháp lý, thư từ pháp lý, hay ứng dụng để nghiên cứu hồ sơ vụ việc.

Trước hết, IRAC có thể được hiểu như sau:

· I: Issue – Vấn đề

· R: Relevant Law – Quy định pháp luật liên quan

· A: Application Facts – Vận dụng luật vào tình huống

· C: Conclusion – Kết luận

Khi tiếp cận một vấn đề – tình huống từ khách hàng, nhiệm vụ của Luật sư là phải mã hóa được ngôn ngữ thông thường thành các ngôn ngữ pháp lý. Thông tin của khách hàng thường được chuyển tải dưới ngôn ngữ thông dụng của khách hàng đi kèm với những cảm xúc cá nhân của người nói. Do đó, việc mã hóa thành ngôn ngữ pháp lý là điều tối quan trọng để Luật sư có thể tiếp cận vấn đề đúng hướng và hiệu quả nhất. Sau khi đã có được vấn đề pháp lý, Luật sư cần phải tìm được những điểm mấu chốt trong vấn đề pháp lý và tìm được những quy định pháp luật sẽ giúp giải quyết được vấn đề. Từ đó ứng dụng những gì tìm được vào tình huống để tìm ra được giải pháp cho vấn đề. Toàn bộ quy trình nêu trên đều có thể được ứng dụng bằng mô thức IRAC.