null Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và những điều cần biết

content:

Định nghĩa hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Căn cứ theo Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 giải thích khái niệm các qua thuật ngữ đấu thầu, đấu thầu qua mạng và Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:

8. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

9. Đấu thầu qua mạng là việc thực hiện hoạt động đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

18. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng.

hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

 

Đấu thầu qua mạng là một hình thức đấu thầu được thực hiện thông qua sử dụng hệ thống đấu thầu quốc gia. Ảnh: Internet

Sự ra đời của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Vào năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Chính phủ Hàn Quốc qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), đã khởi đầu dự án xây dựng Hệ thống Đấu thầu Điện tử thử nghiệm tại trang web http://muasamcong.mpi.gov.vn. Hệ thống này dựa trên mô hình Hệ thống Mua sắm Chính phủ Điện tử của Hàn Quốc (KONEPS) và đã được tinh chỉnh để phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Trong giai đoạn thử nghiệm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhận quản lý và vận hành Hệ thống này, cung cấp cho người dùng tất cả các tính năng cần thiết, từ việc đăng tải kế hoạch đấu thầu, sơ tuyển, thông báo mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, lập biên bản mở thầu cho đến việc đăng tải kết quả đấu thầu và kiến nghị trong quá trình đấu thầu. Hệ thống này hỗ trợ bốn hình thức đấu thầu khác nhau, bao gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh và chỉ định thầu.

Chức năng của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Hệ thống gửi thông báo tình trạng xử lý hồ sơ theo thời gian thực qua thư điện tử đến người sử dụng. Hệ thống hiện tại bao gồm 4 chức năng:

  1. Cổng thông tin (Portal)
  2. Quản lý người dùng (User Management)
  3. Đấu thầu điện tử (e-Bidding)
  4. Hỗ trợ người dùng (Call Center)

Hệ thống tổng thể sẽ được xây dựng và vận hành theo mô hình đối tác công tư PPP, bao gồm đầy đủ 11 chức năng:

  1. Cổng thông tin (Portal)
  2. Quản lý người dùng (User Management)
  3. Đấu thầu điện tử (e-Bidding)
  4. Hỗ trợ người dùng (Call Center)
  5. Mua sắm điện tử (e-Shopping Mall)
  6. Hợp đồng điện tử (e-Contract)
  7. Thanh toán điện tử (e-Payment)
  8. Danh mục sản phẩm (e-Catalog)
  9. Văn bản điện tử (e-Document)
  10. Cơ sở dữ liệu năng lực kinh nghiệm nhà thầu (Supplier’s Performance Management)
  11. Bảo lãnh điện tử (e-Guarantee)

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Đối với yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được quy định tại Điều 51 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

1. Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận đối với thông tin được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

2. Nguồn thời gian của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.

3. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.

4. Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.

6. Các thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư được kết nối, chia sẻ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quản lý thuế, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách, kho bạc và các hệ thống khác. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống công nghệ thông tin khác để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu.

Nội dung thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi lựa chọn nhà thầu

Khi thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng, các nội dung và quy định được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thể hiện tại Khoản 2 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 sau:

a) Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

b) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

d) Mở thầu;

đ) Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, mời thương thảo hợp đồng, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

e) Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử;

g) Làm rõ các nội dung trong đấu thầu;

h) Gửi và nhận đơn kiến nghị;

i) Hợp đồng điện tử;

k) Thanh toán điện tử.

Quy trình đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Bước 1: Truy cập tại website của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

 https://muasamcong.mpi.gov.vn => chọn Đăng ký

hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Bước 2: Tại đây bạn tiếp tục chọn Đăng ký tổ chức trong nước hoặc Đăng ký nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài => Chọn vai trò (Chủ đầu tư, cơ quan thẩm quyền, Bên mời thầu, Nhà thầu, Nhà đầu tư, Cơ sở đào tạo, Đơn vị quản lý về đấu thầu)

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Bước 3: Kiểm tra và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu

Bước 4: In đơn đăng ký sau đó ký và đóng dấu rồi scan lưu thành file PDF.

Bước 5: Tải đơn đăng ký lên hệ thống => Chờ kết quả phê duyệt.