null Cùng tìm hiểu những điểm khác biệt của ngành Kinh tế quốc tế - Học viện Chính sách và Phát triển

content:

     Với mục tiêu đào tạo những cử nhân ngành Kinh tế quốc tế có kiến thức chuyên môn vững vàng, tư duy năng động và có khả năng thích nghi cao với môi trường làm việc, Ngành Kinh tế Quốc tế (mã ngành: 7310106) của Học viện Chính sách và Phát triển đang đào tạo sinh viên bao gồm 2 chuyên ngành:

- Kinh tế đối ngoại

- Thương mại quốc tế và Logistics

 
Sinh viên khoa Kinh tế quốc tế đi thực tế tại cảng Nam Đình Vũ

     Mặc dù là một ngành học tương đối phổ biến và hiện đang được đào tạo tại nhiều trường đại học và cơ sở giáo dục trên cả nước, ngành Kinh tế quốc tế của Học viện Chính sách và Phát triển vẫn có những điểm khác biệt:
     Trước hết, là đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Học viện có cơ hội mời các cán bộ đã và đang trực tiếp công tác trong các lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô như Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Cục Đầu tư nước ngoài – đơn vị có thẩm quyền quản lý nhà nước về các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Vụ Kinh tế đối ngoại – đơn vị có thẩm quyền nhà nước về quản lý nguồn vốn ODA, tới giảng dạy, nói chuyện chuyên đề. Qua đó, người học được bổ sung, tiếp cận với kiến thức thực tiễn ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. 
Sinh viên Học viện còn có cơ hội được khai thác và sử dụng nguồn tài liệu phong phú từ thư viện của các đơn vị, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ. Bên cạnh đó, các sinh viên của Học viện có điểm trung bình chung học tập và rèn luyện xuất sắc còn có cơ hội được thực tập tại các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây chắc chắn là những lợi thế mà không phải đơn vị đào tạo nào cũng có được.


Buổi nói chuyện chuyên đề “Thuế tối thiểu toàn cầu tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” của TS.Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Chủ tịch Viện Đầu tư Quốc tế.

     Không những vậy, chương trình đào tạo của ngành Kinh tế quốc tế của Học viện có sự tiếp cận cao với thực tiễn. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, ngoài ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, Khoa Kinh tế quốc tế còn tiến hành lấy ý kiến của một số cơ quan, doanh nghiệp. Chương trình đào tạo được thường xuyên rà soát và điều chỉnh 2 năm/lần để đảm bảo tính khoa học và cập nhật.


 Các chuyên gia trong và ngoài Học viện đóng góp ý kiến

     Sinh viên Khoa Kinh tế quốc tế còn được tham gia các buổi hội thảo, talk show cùng các cựu sinh viên, đi thực tế tại doanh nghiệp lớn như Samsung, GEMADEPT, kho hàng lạnh lớn nhất miền Bắc của Công ty TNHH MTV AJ Total Việt Nam… để chuẩn bị tốt hành trang trước khi tốt nghiệp.

Chuyến đi thực tế tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh

Buổi nói chuyện với cựu sinh về cơ hội việc làm

     Hãy đến với Khoa Kinh tế quốc tế - Học viện Chính sách và Phát triển – nơi chắp cánh cho những ước mơ bay xa!
 

Thầy và trò khoa Kinh tế quốc tế trong buổi lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp


Bài và ảnh: Khoa Kinh tế quốc tế APD