- content:
Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh quốc tế, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là học phần quan trọng và bắt buộc của chuyên ngành TMQT & Logistics, ngành Kinh tế Quốc tế tại Học viện Chính sách và Phát triển.
Nhằm đánh giá kết quả học tập và tạo điều kiện cho các bạn sinh viên thỏa sức thử thách với các tình huống thực tiễn trong đàm phán kinh doanh quốc tế. Ngày 22/03/2024, với sự hướng dẫn của TS. Bùi Quý Thuấn, giảng viên môn Đàm phán trong Kinh doanh quốc tế đã tổ chức cho các nhóm của lớp Thương mại quốc tế & Logistics khóa 12 thực hiện mô phỏng đàm phán, các bàn mô phỏng đàm phán cần thực hiện các nội dung như công tác chuẩn bị (Trang phục, phòng đàm phán, sắp xếp bàn ghế và chỗ ngồi, hoa và bảng tên, cờ/ banner và bố trí thành phần đàm phán cũng như chuẩn bị lễ ký kết hợp đồng/ thỏa thuận sau đàm phán); nội dung đàm phán (Chuẩn bị kịch bản đàm phán, tính sáng tạo trong nội dung đàm phán,..); Kỹ năng đàm phán (Thu thập và xử lý thông tin, giao tiếp, lập luận/ vô hiệu hóa ý kiến của đối tác, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể,..) và tham gia của các thành viên đoàn đàm phán (Giao tiếp, trao đổi và lập luận,...)
Các nhóm tham gia thực hiện mô phỏng đàm phán đại diện đến từ các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp lớn của các quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Australia, Trung Quốc,...với giả định đàm phán các thỏa thuận về đầu tư nước ngoài, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,..
Thành viên của các đoàn đàm phán đã mang đến những tình huống bất ngờ, những lập luận sắc bén và cũng không thiếu những cuộc trao đổi và tranh luận gay gắt nhằm đạt được mục tiêu của các bên trong quá trình đàm phán.
Mở đầu buổi mô phỏng đàm phán, hai công ty Công ty TNHH THQ Việt Nam và Công ty Asian Gains Corp của Philippines thực hiện đàm phán mua Gạo của Việt Nam
Tiếp theo là bàn đàm phán đầy căng thẳng khi đoàn đàm phán của Việt Nam muốn tái ký kết hợp đồng sau khi vi phạm một số điều khoản của hợp đồng do yếu tố khách quan khiến doanh nghiệp Hà Lan bị tổn thất. Doanh nghiệp Việt Nam đã làm gì để có thể thuyết phục được phía đối tác Hà Lan tiếp tục hợp tác.
Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên đã đàm phán thành công để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Cuộc đàm phán mua bán hạt cà phê Robusta giữa Trung nguyên và Công ty Luckin Coffee sẽ củng cố vị trí của thương hiệu cafe Việt trên đất nước tỷ dân này.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đáp ứng những yêu cầu nào mới có thể thành công ký kết hợp đồng xuất khẩu thanh long sang một thị trường khó tính và yêu cầu khắt khe của thị trường Australia
Một thương vụ lớn giữa tập đoàn Saudi Aramco và công ty TNHH dầu khí Singapore diễn ra thành công rực rỡ khi hai bên đã đạt được thỏa thuận mua bán dầu thô. Hợp đồng này dự kiến sẽ giúp cả hai doanh nghiệp đạt được những lợi ích “khủng”.
Đưa thương hiệu cafe Việt vươn tầm quốc tế. Thành công hay thất bại đều nhờ vào những lí lẽ sắc bén của phái đoàn Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và đoàn đàm phán công ty TNHH Austal của Australia
Cùng thưởng thức những nét văn hóa và phong cách đàm phán của người Nhật Bản trong thương vụ xuất khẩu mặt hàng trái cây kiwi sang thị trường New Zealand
Các đoàn đàm phán đã chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng về trang phục, đạo cụ, phong thái đàm phán và dành nhiều thời gian để tìm hiểu về văn hóa đàm phán của từng quốc gia. Mỗi lời nói, cử chỉ, hành động của mỗi thành viên trong đoàn đàm phán đều có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng. Vì vậy, không khí của khán phòng luôn ẩn chứa sự căng thẳng, kịch tính, lôi cuốn. Kết thúc mỗi cuộc đàm phán là những tràng vỗ tay nồng nhiệt bày tỏ sự chúc mừng tới thành công của các bên.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành TMQT & Logistics, khoa Kinh tế quốc tế đã được cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích về văn hóa đàm phán của từng quốc gia như mặc trang phục thế nào cho phù hợp, tặng quà gì để gây được thiện cảm hay ứng xử như thế nào để đối tác đánh giá tốt,...
(Biên tập: Ban truyền thông IE)