- content:
Ngày 23/6/2023, Quốc hội đã ban hành Luật số 22/2023/QH15, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Luật Đấu thầu năm 2023 gồm 10 Chương, 96 Điều, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. Luật đấu thầu mới sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc lựa chọn nhà thầu.
Dưới đây là tổng hợp, đánh giá một số điểm mới của Luật đấu thầu 2023 trên cơ sở so sánh với các quy định tại Luật Đấu thầu 2013 như sau:
1. Về đối tượng áp dụng
So với Luật Đấu thầu 2013 thì Luật Đấu thầu 2023 đã bổ bổ sung thêm đối
tượng áp dụng là doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Do vậy, nếu thực hiện các dự án đầu tư, các công ty con do Tập đoàn, Tổng công ty (doanh nghiệp nhà nước) nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng thuộc đối tượng áp dụng của quy định này. Và bổ sung Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước2. Về hình thức lựa chọn nhà thầu
Về cơ bản, các hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 20 Luật đấu thầu 2023 không thay đổi so với Luật đấu thầu 2013. Tuy nhiên, có một số hình thức lựa chọn nhà thầu có thay đổi cụ thể như sau:
2.1. Đối với hình thức chỉ định thầu:
Luật đấu thầu 2023 đã luật hóa quy định về các hạn mức để các gói thầu được áp dụng hình thức chỉ định thầu và điều chỉnh một số trường hợp, hạn mức được áp dụng hình thức chỉ định thầu so với quy định hiện tại.
2.2. Đối với hình thức chào hàng cạnh tranh
Ngoài các trường hợp gói thầu được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh quy định tại Luật đấu thầu 2013, thì Điều 24 Luật đấu thầu 2023 bổ sung thêm trường hợp gói thầu được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh là: “Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng điều kiện là gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt”.
Đồng thời, Luật đấu thầu 2023 đã luật hóa quy định về hạn mức của các gói thầu thuộc trương hợp được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh (gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng) tại Điều 24 Luật đấu thầu 2023 thay vì quy định tại Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như hiện nay.
3. Về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung quy định về “Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án”. Đây là nội dung mà Chủ đầu tư có thể trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án được lập đồng thời hoặc độc lập với báo cáo nghiên cứu khả thi và được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt. Đây là quy định không bắt buộc áp dụng, tuy nhiên, chủ đầu tư có thể căn cứ quy mô tính chất công tác đấu thầu của dự án để lập “Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án”.
Do vậy, trong trường hợp Dự án có “Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án” thì việc phê duyệt KHLCNT ngoài bảo đảm bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm còn cần phải phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được đã được duyệt.
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (“KHLCNT”):
- Bổ sung quy định về nguyên tắc lập KHLCNT nhằm mục đích rõ ràng hơn so với quy định tại Luật đấu thầu 2013 như sau:
+ Đối với dự toán mua sắm: KHLCNT có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.
+ Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, KHLCNT phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu;
Nội dung KHLCNT:
Trong nội dung KHLCNT, Luật đấu thầu 2023 đã có những thay đổi, điều chỉnh, bổ sung so với Luật đấu thầu 2013 tại các quy định như sau:
- Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu: KHLCNT phải nêu rõ thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu và thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.
- Bỏ quy định về Thời gian thực hiện hợp đồng, thay vào đó Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung về Thời gian thực hiện gói thầu như sau: “Thời gian thực hiện gói thầu được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu hoàn thành công trình, hàng hóa (bao gồm cả dịch vụ liên quan, nếu có), dịch vụ phi tư vấn, tư vấn. Thời gian thực hiện gói thầu được tính theo số ngày, số tuần, số tháng hoặc số năm, không bao gồm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo hành, thời gian giám sát tác giả đối với gói thầu tư vấn (nếu có).”
- Bổ sung quy định về việc “mua thêm” để chủ đầu tư có thể tùy chọn khi Chủ đầu tư xác định có khả năng mua bổ sung hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dich vụ phi tư vấn của gói thầu ngoài khối lượng nêu trong hợp đồng. Như vậy, để gói thầu có thể áp dụng tùy chọn mua thêm, khi lập và phê duyệt KHLCNT, trong nội dung KHLCNT Chủ đầu tư phải ghi rõ khối lượng, số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm.
Điều kiện của tùy chọn mua thêm này như sau: (i) nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, đàm phán giá; (ii) khối lượng mua thêm phải không vượt quá 30% của khối lượng hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng và có dự toán được phê duyệt; (iii) đơn giá của hàng hóa, dịch vụ mua thêm không được vượt đơn giá của các hàng hóa, dịch vụ tương ứng trong hợp đồng; (iv) chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng;
- Bổ sung quy định về giám sát đấu thầu (nếu có);
4. Về quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu
So với Luật đấu thầu 2013 chỉ quy định tư cách hợp lệ của nhà thầu bao gồm tổ chức và cá nhân, thì Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu là Hộ kinh doanh.
5. Về phương thức lựa chọn nhà thầu
Phương thức lựa chọn nhà thầu đã quy định thay đổi về các trường hợp áp dụng, chi tiết tại các nội dung sau:
Nội dung
Luật đấu thầu 2013
Luật đấu thầu 2023
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Giới hạn quy mô của các gói thầu thuộc trường hợp Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ: Quy mô nhỏ;
Không giới hạn quy mô của các gói thầu, trừ trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,
b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.
Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.
Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp mà chưa xác định được chính xác các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, đầy đủ cho gói thầu tại thời điểm tổ chức đấu thầu.
6. Về bảo đảm dự thầu
- Về biện pháp bảo đảm dự thầu, ngoài các biện pháp bảo đảm dự thầu như đã quy định tại Luật đấu thầu 2013, thì Luật đấu thầu 2023 đã có các thay đổi:
+ Bỏ biện pháp bảo đảm: “ký quỹ”;
+ Bổ sung thêm quy định về biện pháp bảo đảm dự thầu: “nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam”.
- Về mức bảo đảm dự thầu và thời gian hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu, Luật đấu thầu 2023 có quy định sửa đổi, bổ sung như sau:
Nội dung
Luật đấu thầu 2013
Luật đấu thầu 2023
Mức bảo đảm dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp
Áp dụng chung một mức bảo đảm dự thầu: 1% - 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể.
Phân biệt 2 mức bảo đảm như sau:
+ Đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng: mức bảo đảm dự thầu là từ 1% - 1,5% giá gói thầu.
+ Đối với các gói thầu còn lại: mức bảo đảm dự thầu 1,5% - 3% giá gói thầu.
Thời gian hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu trong trường hợp:
(i) nhà thầu không được lựa chọn quy định trong HSMT; hoặc
(ii) Nhà thầu từ chối gia hạn thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu tương ứng với thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu được gia hạn.
Không quá 20 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt đối với trường hợp (i) hoặc kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn đối với trường hợp (ii).
Không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt đối với trường hợp (i) hoặc kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn đối với trường hợp (ii).
Thời gian hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu được lựa chọn
Khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Khi hợp đồng có hiệu lực
Các trường hợp không được hoàn trả đảm bảo dự thầu
- Áp dụng chung thời hạn mà Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng đối với đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế:
d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Bổ sung trường hợp:
+ Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của HSDT, nhà thầu có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong HSDT theo yêu cầu của HSMT;
+ Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày làm việc đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo mời thương thảo hợp đồng;
- Phân tách thời hạn mà Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng đối với đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế như sau:
+ Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng hoặc đã hoàn thiện nhưng từ chối ký hợp đồng trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày làm việc đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu/hoàn thiện hợp đồng.
7. Về bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng với nhà thầu, ngoài các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như đã quy định tại Luật đấu thầu 2013, thì Luật đấu thầu 2023 đã có các thay đổi:
+ Bỏ biện pháp bảo đảm: “ký quỹ”;
+ Bổ sung thêm quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: “nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam”.
- Về mức bảo đảm thực hiện hợp đồng, trường hợp không áp dụng bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời điểm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, Luật đấu thầu 2023 có quy định sửa đổi, bổ sung như sau:
Nội dung
Luật đấu thầu 2013
Luật đấu thầu 2023
Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá hợp đồng.
Trường hợp không áp dụng bảo đảm thực hiện hợp đồng
Không quy định
Bổ sung trường hợp:
Nhà thầu thực hiện gói thầu có giá gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu như sau: Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.
Thời điểm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Trước hoặc cùng thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
8. Về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
Quy trình lựa chọn nhà thầu:
Nội dung
Luật đấu thầu 2013
Luật đấu thầu 2023
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, hạn chế
Thương thảo hợp đồng là bước bắt buộc đối với tất cả các gói thầu thuộc trường hợp đấu thầu rộng rãi, hạn chế;
- Thương thảo hợp đồng là bước bắt buộc đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh
Quy định quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh gồm 02 trường hợp:
- Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường;
- Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn;
Không còn quy định riêng cho chào hàng cạnh tranh theo thủ tục rút gọn
Đấu thầu qua mạng:
Đẩy mạnh đấu thầu qua mạng nhằm tăng cường tính công khai minh bạch, cụ thể Luật đấu thầu 2023 đã luật hóa các quy định liên quan đến việc đấu thầu qua mạng bao gồm lộ trình, các nội dung lựa chọn nhà thầu thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thay vì quy định tại Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/05/2022 của Bộ KHĐT quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Theo đó lộ trình đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:
+ Từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/12/2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
+ Từ ngày 01/01/2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của Chính phủ.
9. Về thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu 2023 đã bỏ các quy định về thời gian: (i) Phê duyệt KHLCNT; (ii) Thời gian phát hành Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; (iii) Thời gian đánh giá Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đề xuất hồ sơ dự thầu; (iv) Thời gian thẩm định cho từng nội dung thẩm định: kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; (v) Thời gian phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu; (vi) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu; (vii) Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Đồng thời Luật đấu thầu 2023 đã giao quyền cho người có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện nói trên và đối với các công việc khác trên cơ sở đảm bảo tiến độ của dự án gói thầu.
- Đối với các thời gian của các công việc còn lại, Luật đấu thầu 2023 đã thay đổi, cụ thể: rút ngắn thời gian thực hiện, chi tiết tại bảng sau:
Nội dung
Luật đấu thầu 2013
Luật đấu thầu 2023
Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển
c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ quan tâm trước thời điểm đóng thầu;
d) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu;
đ) Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ yêu cầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu;
a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
Thời gian chuẩn bị hồ sơ sự thầu
e) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu;
b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế tối thiểu là 18 ngày đối với đấu thầu trong nước, 35 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước,18 ngày đối với đấu thầu quốc tế;
c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
d) Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật đấu thầu nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
Thơi gian sửa đổi hồ sơ mời thầu
m) Thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc tế trước ngày có thời điểm đóng thầu;
đ) Việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.
10. Về hồ sơ mời thầu
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu, Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung Điều 44 quy định về nội dung phải có trong hồ sơ mời thầu (chi tiết quy định tại khoản 1 Điều 44). Theo đó, Luật cũng quy định về việc hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Ngoài ra, theo định nghĩa về Hồ sơ mời thầu tại Luật đấu thầu 2023, hình thức chào hàng cạnh tranh cũng sử dụng Hồ sơ mời thầu thay cho Hồ sơ yêu cầu (như quy định tại Luật đấu thầu 2013) để làm căn cứ cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu.
11. Về hợp đồng với nhà thầu
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đấu thầu, Luật đấu thầu 2023 đã hoàn thiện quy định về hợp đồng theo hướng: Phân biệt rõ các trường hợp áp dụng loại hợp đồng với nhà thầu; Theo đó, ngoài các loại Hợp đồng: Hợp đồng trọn gói, Hợp đồng theo đơn giá cố định, Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, Hợp đồng theo thời gian, Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm một số loại hợp đồng trên cơ sở thực tiễn bao gồm: Hợp đồng theo chi phí cộng phí, Hợp đồng theo kết quả đầu ra, Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm, Hợp đồng hỗn hợp;
Đối với hợp đồng trọn gói, Luật đấu thầu 2023 cũng đã bãi bỏ quy định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản.
- Bổ sung quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng. Theo đó, Điều 69 Luật đấu thầu 2023 quy định các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng đã ký kết, bảo đảm trung thực, hợp tác và đúng pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Bổ sung quy định về các trường hợp sửa đổi hợp đồng thay cho nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng đã được quy định tại Luật đấu thầu 2013. Theo đó, Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung quy định như sau:
Nội dung sửa đổi hợp đồng có thể bao gồm: khối lượng, tiến độ, giá, áp dụng tùy chọn mua thêm và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết trừ trường hợp việc thay đổi giá hợp đồng, khối lượng và nội dung khác đã được quy định trong hợp đồng đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: (i) Không vượt giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp dự toán gói thầu được phê duyệt sau khi có KHLCNT thì không vượt dự toán gói thầu; (ii) Không vượt thời gian thực hiện gói thầu ghi trong hợp đồng; (iii) Phương pháp, công thức, hạng mục và các nội dung cần thiết để điều chỉnh đã quy định trong hợp đồng thì các bên không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng.
Như vậy, việc sửa đổi hợp đồng liên quan đến giá hợp đồng áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng thay vì quy định việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian như quy định tại Luật đấu thầu 2013.
12. Về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu
Đối tượng được hưởng ưu đãi:
Luật đấu thầu 2023 bổ sung thêm đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm: (i) Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; (ii) Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; (iii) Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu; (iv) Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ; (v) Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật; (vi) Nhà thầu là doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.
Các ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu:
Luật đấu thầu 2023 bổ sung thêm các ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu so với Luật đấu thầu 2013, bao gồm:
(i) Xếp hạng cao hơn cho nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi và nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được đánh giá ngang nhau;
(ii) Được ưu tiên trong đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí khác trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;
(iii) Gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng được dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ tham dự thầu. Trường hợp đã tổ chức đấu thầu, nếu không có doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ đáp ứng được yêu cầu thì được phép tổ chức đấu thầu lại và cho phép các doanh nghiệp khác được tham dự thầu.
13. Về hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- Hành vi thông thầu:
Bổ sung quy định về hành vi thông thầu như sau: “Nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu”. Nhờ đó tăng tính minh bạch trong công tác đấu thầu, có thể giúp hạn chế được tình trạng thông thầu.
- Hành vi cản trở:
Bổ sung quy định về hành vi cản trở như sau: “(i) Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu; (ii) Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng”.
- Hành vi không đảm bảo công bằng, minh bạch:
+ Bổ sung thêm quy định hành vi: “Nêu điều kiện trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu, nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 và khoản 2 Điều 48 của Luật này”.
+ Đối với hành vi: “Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh”; so với Luật đấu thầu 2013, Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung quy định các trường hợp bị loại trừ khi thực hành vi nêu trên, trong đó có 02 trường hợp sau Tập đoàn cần lưu ý khi lập HSMT: (i) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tổ chức đấu thầu trong nước mà có ít nhất 03 hãng sản xuất cho 01 mặt hàng xuất xứ trong nước đáp ứng về kỹ thuật, chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào hàng hóa xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này; (ii) Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ. Trường hợp gói thầu thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 và đáp ứng đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa;”
- Hành vi chuyển nhượng thầu:
Thay vì quy định cụ thể giá trị phần công việc thuộc gói thầu mà nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác như quy định tại Luật đấu thầu 2013 (từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết) thì Luật đấu thầu 2023 đã thay đổi, quy định về giá trị tối đa phần công việc thuộc gói thầu dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng mà nhà thầu nhượng cho nhà thầu khác.
Việc quy định theo nội dung như trên, dẫn đến hành vi chuyển nhượng thầu là hành vi bị cấm theo Luật đấu thầu 2023 bao gồm:
(i) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng;
(ii) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận;
(iii) Hành vi của Chủ đầu tư, tư vấn giám sát trong việc chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại mục (i) hoặc chuyển nhượng công việc tại mục (ii) mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.
14. Về các trường hợp hủy thầu
- Các trường hợp hủy thầu quy định tại Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 được phân chia rõ ràng cho các trường hợp lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư.
- Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bổ sung thêm trường hợp:
(i) Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định Luật đấu thầu theo phân tích tại mục 11 nêu trên;
(ii) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu mà thực hiện hành vi bị cấm dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Bổ sung quy định về thời gian hủy thầu: Tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến trước khi ký hợp đồng.
15. Về đăng tải thông tin về đấu thầu
Ngoài các thông tin phải đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như đã quy định tại Luật đấu thầu 2013, Điều 7 Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm các thông tin phải đăng tải khi lựa chọn nhà thầu bao gồm: (i) Thông tin dự án; (ii) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có); (iii) Thông tin chủ yếu về hợp đồng; (iv) Thông tin kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu.
Luật Đấu thầu năm 2023 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024.
Nguyễn Hữu Thịnh