Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển bền vững và chính sách đột phá và những vấn đề rút ra cho Việt Nam
Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng. Hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo từng bước được hoàn thiện và phát huy hiệu lực, hiệu quả.
PGS,TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, khai mạc hội thảo
Trong khuôn khổ Đề tài KH&CN cấp quốc gia “Cơ sở khoa học và giải pháp chính sách đột phá phát triển kinh tế biển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam” mã số: KC.09.26/16-20 thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển”, mã số KC.09/16-20 do Học viện Chính sách và Phát triển chủ trì thực hiện, Ban Chủ nhiệm đề tài và Cơ quan chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển bền vững và chính sách đột phá phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và những vấn đề rút ra cho Việt Nam”.
Hội nghị đón nhận tham luận của các nhà nghiên cứu, các tham luận đề cập tới các hạn chế và tồn tại, đồng thời đưa ra giải pháp tháo gỡ trước các khó khăn của việc phát triển kinh tế biển hiện nay tại Việt Nam.
GS, TSKH. Nguyễn Quang Thái với tham luận “Đột phá Kinh tế biển”
TS. Phạm Ngọc Trụ, Học viện Chính sách và Phát triển với tham luận “Phát triển kinh tế biển ở vùng kinh tế trọng điểm, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam”
TS. Nguyễn Công Mỹ, Thư ký đề tài KC.09.26/16-20, với tham luận “Mô hình cân bằng tổng thể động trên nền bảng SAM vận dụng vào phân tích tổng hợp Kinh tế biển”
TS. Cao Lệ Quyên, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản với tham luận “Một số vấn đề đặt ra về thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam”
TS. Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải và dịch vụ, Cục Hàng hải Việt Nam với tham luận “ Thực hiện Chiến lược biển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 của ngành Hàng hải”
Bà Hoàng Thị Phượng, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và Quản lý DK (EMC), Viện Dầu khí Việt Nam với tham luận “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành Dầu khí Việt Nam”
Hội thảo góp phần cho đề tài hướng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
Quang cảnh Hội thảo
Nguồn: Trung tâm CNTT, TV&TT