null CHI BỘ 1 TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ NĂM 2022

content:

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương, Đảng ủy cơ qaun Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đảng ủy Học viện Chính sách và Phát triển về sinh hoạt chuyên đề năm 2022. Ngày 24 tháng 3 năm 2022, Chi bộ 1 Khối Chính trị và Công tác sinh viên đã tổ chức Hội nghị sinh hoạt chuyên đề với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh; nâng cao trách nhiệm; năng động, sáng tạo; khơi dậy khát vọng xây dựng Học viện Chính sách và Phát triển nhanh, vững mạnh.

Với 01 đề dẫn và 17 bài tham luận, Hội nghị đã thảo luận sôi nổi, xoay quanh các nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh

Các tham luận đều nhấn mạnh rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà Cách mạng vĩ đại, danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới. Suốt 30 năm bước chân Người đã bôn ba tìm đường cứu nước. Đến khi trở về Việt Nam, bước chân Người lại tiếp tục cuộc hành trình không mệt mỏi vì tổ quốc vì nhân dân. Người đã để lại một di sản tin thần vô cùng quý báu, là kim chỉ nam mãi soi đường chỉ lối cho chúng ta. Đó là “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ngày 18/5/2021, Bộ Chính trị đã tiếp tục ban hành Kết luận số 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW chuyên đề toàn khóa là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh”. Có thể khẳng định rằng, cụm từ “ý chí tự lực, tự cường”, chỉ gồm 06 tiếng nhưng tải trong đó những nội hàm rất sâu rộng, đặc biệt, khi phân tích “ý chí tự lực, tự cường” trong tư tưởng, phong cách của Bác, chắc hẳn chúng ta lại càng nhìn thấy những ý nghĩa vô cùng lớn lao. Thể hiện ở mấy điểm sau đây:

Một làý chí tự lực, tự cường, theo Bác, là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan điểm độc lập trong quan hệ quốc tế.

Hai làtự lực, tự cườnglà phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đây chính là sức mạnh, là nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc.

Ba là,ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng.

Bốn là, là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân.

Năm là, ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ, giữ vững nền độc lập dân tộc.

Sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, Việt Nam đã có được cơ đồ vị thế tiềm lực to lớn, những thành tựu đáng tự hào. Đó là sự hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sức mạnh của ý chí tự lực, tự cường. Minh chứng cho điều này, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định “Động lực và nguồn động lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

“Khát vọng phát triển đất nước” luôn hiện hữu và là quy luật khách quan trong tiến trình phát triển của đất nước ta, là quan điểm cơ bản xuyên suốt, chi phối các nội dung của Nghị quyết Đại hội lần này. Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh thể hiện ở 05 khía cạnh:

- Xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

- Thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

- Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.

- Phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

- Luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương phù hợp; không giáo điều, máy móc trong học tập kinh nghiệm của nước khác.

Các tham luận cũng nhấn mạnh, trước bối cảnh tình hình thế giới “tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường”, Đảng ta xác định phải tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm vụ cách mạng trong các giai đoạn lịch sử.

Thứ hai, vận dụng vào thực tiễn đơn vị và vị trí công việc được giao

 Các tham luận đều cho rằng, Học viện Chính sách và Phát triển gần 15 năm thành lập, kế thừa truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của đất nước nói chung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng, Học viện đã luôn bắt nguồn từ nhận thức đúng đắn về con người, hạnh phúc của người xã hội, cảu cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động để vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành nhiệm vụ, sứ mệnh, triết lý giáo dục đã đề ra. Đó là nguồn sức mạnh, ý chí của toàn thể đội ngũ nhà giáo, người học trong toàn Học viện, là điểm tựa vững vàng nhất để Học viện Chính sách và phát triển tiếp tục phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xay dựng Học viện tiến về tương lai tươi sáng…Để đẩy mạnh hơn nữa phong trào “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nói chung và “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong giai đoạn hiện nay, Chi bộ 1 thuộc Đảng bộ Học viện Chính sách và Phát triển cần triển khai hiệu quả các giải pháp sau:

Một là, tiếp tục phổ biến, quán triệt toàn văn nội dung Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị nhằm giúp mỗi đảng viên nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu, luôn chủ động xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn nữa, tạo lòng tin cho người học về hình ảnh người đảng viên, viên chức nói chung và hình ảnh người Thầy giáo, Cô giáo nói riêng.

Hai là, toàn thể đảng viên Chi bộ 1 Khối Chính trị và Công tác sinh viên, luôn gắn với nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong Chi bộ, Đảng bộ Học viện. Phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo của quần chúng, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.Thực hiện đồng bộ giữa "xây" và "chống".

Ba là, nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, trước hết là các đồng chí Uỷ viên Chi bộ theo phương châm cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, tiên phong; có tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, toàn diện, công tâm, công khai, minh bạch; Nghiêm túc tự phê bình và phê bình, thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh. Cùng với đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy vai trò nêu gương trong xây dựng ý chí, khát vọng phát triển của bản thân và của cơ quan, đơn vị.

Bốn là, Chi ủy Chi bộ 1 luôn khuyến khích viên chức, sinh viên, đảng viên đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng. Theo đó, trước những đòi hỏi của yêu cầu công tác như hiện nay, cán bộ đảng viên Chi bộ 1 phải luôn có những đổi mới trong phương pháp làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện “chuyển đổi số”; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được thao tác trên các phương tiện thông tin điện tử, đảm bảo tính chính xác, kịp thời.

Năm là, cán bộ, đảng viên Chi bộ1 phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, nhất là cho thế hệ trẻ, chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, kịp thời chia sẻ các thông tin chính thống, đăng tải các bài viết tuyên truyền đường lối của nhà nước, chủ trương của Đảng kịp thời, chính xác, khách quan, đúng định hướng chính trị đến cán bộ, đảng viên.

Sáu là, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát. Đây không chỉ là giải pháp mà còn là nhiệm vụ thường xuyên của Chi bộ 1. Chi uỷ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát đảng viên trong việc chấp hành chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; pháp luật của Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ được giao của từng đảng viên… kiểm tra, giám sát về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên; về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt./.

Nguồn: Chi ủy, Chi bộ 1