null Hội thảo quốc gia: Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường - Lần thứ 2

content:

Sáng ngày 15/12/2022, hội thảo quốc gia: "Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số - Lần thứ hai" do Học viện Chính sách và Phát triển đồng phối hợp với Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Thương Mại tổ chức tại Trường Đại học Hà Nội đông thời kết hợp trực tuyến trên nền tảng MS Team/ Zoom webinar.

Các thành viên Ban tổ chức Hội thảo

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh chóng nhờ thực hiện công cuộc Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện với 3 trụ cột chính: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Sự dịch chuyển và thay đổi theo hướng số hóa nhanh giúp Việt Nam phát triển kinh tế số ngày càng mạnh. Đại dịch Covid-19 đã tạo ra cú hích cộng hưởng để hành trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định trong phát triển kinh tế số nhưng so với khu vực và thế giới, thành tựu của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, giá trị của kinh tế số chiếm 30% GDP, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên nhiều lĩnh vực. Một trong những giải pháp cấp bách là đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi kinh tế số.

TS. Nguyễn Thế Hùng -  Phó Giám đốc Học viện tặng hoa cảm ơn các diễn giả chính

là GS.TS David (Đức) TrầnPGS.TS. Nguyễn Việt Anh

         Nối tiếp thành công của Hội thảo “Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số - Lần thứ nhất”, ba đơn vị gồm: Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Thương mại, Học viện Chính sách và Phát triển phối hợp đồng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số - Lần thứ 2”. Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các giảng viên và các lãnh đạo doanh nghiệp tiếp tục trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm về phát triển các công cụ định lượng trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, đặc biệt chú trọng vào nội dung xây dựng, phát triển những chuyên ngành đào tạo tại các trường đại học có mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của Quốc gia. Ban tổ chức nhận được 64 bài viết gửi tham gia Hội thảo: Trường Đại học Hà Nội phản biện 21 bài; Trường Đại học Thương mại phản biện 26 bài và Học viện Chính sách và Phát triển phản biện 17 bài; Có 53 bài viết được duyệt đăng kỷ yếu có chỉ số ISBN.

Hội thảo được diễn ra với 1 phiên toàn thể và 3 phiên song song:

Phiên toàn thể gồm báo cáo mời của GS.TS David (Đức) Trần, hiện là Giáo sư ngành Khoa học máy tính tại Đại học Masachusettes ở Boston, chuyên gia về chuyển đổi số và công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và báo cáo của PGS.TS Nguyễn Việt Anh, Trưởng phòng Khoa học dữ liệu thuộc Viện công nghệ thông tin, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã trình bày về trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai của nền kinh tế, các ứng dụng của AI trong các lĩnh vực y tế, xã hội, kinh tế, với tỷ trọng ngày ngày càng tăng.

Phiên song song thứ nhất: Phân tích định lượng nghiên cứu kinh doanh, kinh tế xã hội trong môi trường số

Phiên song song thứ hai: Phân tích định lượng kỹ năng cần thiết cho nhân lực ngành kinh tế số

Phiên song song thứ ba: Ứng dụng của phân tích dữ liệu trong kinh tế & kinh doanh

Hội thảo diễn ra thành công với sự đóng góp ý kiến, quan điểm, mong muốn của các nhà nghiên cứu kinh tế đến từ các nhà trường, tổ chức thương mại trong và ngoài nước đã làm rõ nhiều khái niệm về phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số.

Nguồn: TTCNTT, TV&TT