null SINH HOẠT KHOA HỌC THÁNG 11/2020 Nâng cao kỹ năng đánh giá điểm chuyên cần và kiểm tra giữa kỳ cho sinh viên thuộc Khoa cơ bản quản lý và giảng dạy

content:

Đánh giá điểm chuyên cần và kiểm tra kiến thức giữa môn học cho sinh viên là một khâu rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình giảng dạy của mỗi giảng viên nói riêng và quá trình đào tạo đại học nói chung. Nó là chưa phải là khâu cuối cùng, nhưng  nó có ý nghĩa đánh giá độ tin cậy kết quả học tập của quá trình dạy và học còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình giảng dạy của giảng viên. Kết quả đánh giá điểm chuyên cần và kiểm tra giữa kỳ ở mỗi học phần không chỉ phản ánh năng lực học của sinh viên mà còn phản ánh một phần phương pháp dạy học của giảng viên, bởi vì đánh giá chuyên cần, kiểm tra nhận thức môn học giá gắn liền và quan hệ trực tiếp với việc đổi mới phương pháp dạy học của người dạy đó là giảng viên và đổi mới phương pháp học tập của người học đó là sinh viên.

(Đội ngũ giảng viên Khoa Cơ bản)

Một thực tế chung hiện nay, việc đánh giá điểm chuyên cần và kiểm tra chất lượng học tập giữa kỳ của sinh viên do giảng viên trực tiếp giảng dạy đánh giá, nhưng việc kiểm tra chéo sự đánh giá này lại không được giao cho bộ phận nào (Bộ môn, Khoa hay Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng) do đó chưa mang hiệu quả cao trong nâng cao chât slượng đào tạo, việc đánh giá vẫn còn nặng về hình thức, điểm số, do đó, phần nào hạn chế sự chính xác và khách quan trong đánh giá. Điều này khiến cho sinh viên có tâm lý đối phó với việc kiểm tra, đánh giá chứ không thực sự xem hoạt động kiểm tra là cơ hội để đánh giá lại một cách khách quan kiến thức mà mình tích lũy được. Cho nên mới dẫn đến hệ quả: Đi học đầy đủ, kiểm tra giữa kỳ điểm giỏi mà kết quả thi học phần lại dưới 5 thậm chí điểm F.

Buổi sinh hoạt khoa học của Khoa Cơ bản đi sâu phân tích một số nội dung về ý nghĩa, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp đánh giá chuyên cần, kiểm tra giữa kỳ trong đào tạo cử nhân tại Học viện Chính sác và Phát triển  nhằm góp phần nâng cao nâng cao chất lượng dạy và học.

(Sinh hoạt khoa học ngày12/11/2020)

Để nâng cao năng lực học tập của sinh viên, giảng viên (GV) Đội ngũ cán bộ giảng viên trong Khoa đã thống nhất: Cần áp dụng một quy trình đánh giá chuyên cần, kiểm tra giữa kỳ có hiệu quả. theo 05 bước sau đây:

Bước 1. Xác định công việc/đối tượng kiểm tra đánh giá.

- Ngay từ đầu môn học, GV phải tạo động lực học tập cho SV thông qua việc phổ biến thông tin cơ bản và yêu cầu của môn học, giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, đồng thời hướng dẫn, gợi ý các nội dung ở nhà, giao các bài tập… Qua đó, SV chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện được các mục tiêu của môn học.

- Công khai phương thức đánh giá điểm chuyên cần theo nhiều phương pháp tối ưu:  Ngay từ buổi đầu lên lớp, GV phải công khai phương thức đánh giá trọng số 20% điểm chuyên cần: đi học đúng giờ, đầy đủ, phat sbiểu xây dựng bài, việc tự học của SV trong đề cương môn học. Khi hoạt động tự học là một thành phần bắt buộc trong cơ cấu thời khóa biểu thì cần phải có các hình thức KTĐG hoạt động này và phải được công khai trong đề cương môn học để SV biết.

- Đánh giá việc đọc tài liệu, vở ghi chép và vở tự học của SV. Giảng viên phải có biện pháp kiểm tra đánh giá việc đọc tài liệu và ghi chép của SV theo từng chủ đề, từng câu hỏi đã được GV hướng dẫn, tuyệt đối không được “khoán trắng” cho SV. SV tới lớp mà chưa đọc tài liệu và chưa chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV phải được coi là vắng mặt. Bên cạnh vở ghi trên lớp, GV cũng yêu cầu SV phải có một cuốn vở tự học. GV sẽ dành thời gian nhận xét, sửa lỗi, trả vở tự học và công bố điểm trước khi kết thúc học phần. Từ đó hình thành cho SV cách làm việc nghiêm túc, tính tích cực và ý chí phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập.

Bước 2. Xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá thích hợp. Khi hoạt động tự học là một thành phần bắt buộc trong cơ cấu thời khóa biểu thì cần phải có các hình thức kiểm tra - đánh giá hoạt động này và phải được công khai trong đề cương môn học để SV biết. Tùy từng nhóm ngành, môn học, đối tượng SV, GV lựa chọn các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp và SV được biết trước về các tiêu chí để đánh giá trước khi bắt đầu công việc của họ.

Bước 3. Kiểm tra, đánh giá. Đây là khâu quan trọng nhất của quá trình tiếp cận và chuyển hóa tri thứuc khoa học của mỗi môn học. Thông qua sản phẩm của SV (những phát biểu, trả lời câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra, bài thi…) kết hợp với kinh nghiệm, sự quan sát, phỏng vấn, GV phải có được kết quả đánh giá cuối cùng sao cho xứng đáng với năng lực thực tế của từng SV và có khả năng phát huy được năng lực tự học lâu dài của họ.

Bước 4. Cung cấp thông tin đánh giá. GV nên cung cấp thông tin kiểm tra, đánh giá cho SV thông qua kết quả định lượng (điểm số) và định tính (những ý kiến nhận xét và xếp loại) để SV hiểu được những ưu điểm cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục.

+ Bài kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với các mục tiêu học tập và bảng trọng số chấm điểm phải đo được các mục tiêu này.

+ Bài kiểm tra, đánh giá phải yêu cầu SV sử dụng quá trình tư duy dựa trên chương trình đào tạo cụ thể.

+ Các bài kiểm tra/tiểu luận sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau, bao gồm cả câu hỏi dạng trắc nghiệm cho sẵn phương án lựa chọn (câu hỏi đóng), và câu hỏi mở (các câu hỏi tự luận - trả lời ngắn và tự luận theo dạng bài viết) cho phép có nhiều lựa chọn trả lời hoặc SV tự thể hiện năng lực học tập của mình thông qua việc tìm ra kết quả hoặc xây dựng bài viết. Nếu đánh giá của GV chỉ dựa trên một loại hình đánh giá (ví dụ như chỉ đánh giá thông qua bài viết) thì khả năng học tập của SV chưa được đánh giá đầy đủ.

+ Các bài tập nhóm, bài tập cá nhân và bài tập kết hợp cả nhóm và cá nhân. Với loại hình bài tập kết hợp cả nhóm và cá nhân, ban đầu cả nhóm có thể cùng giải quyết vấn đề, sau đó một thành viên sẽ đại diện cho nhóm trình bày lại ý kiến của cả nhóm.

+ Đánh giá toàn diện kết quả tự học của SV bằng việc đa dạng các hình thức kiểm tra. GV đánh giá thông qua các hình thức kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân (tuần), bài tập nhóm (tháng), bài tập lớn (tiểu luận), các bài kiểm tra thường xuyên và thi cuối học kì.

+ Đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình học của SV. Việc đánh giá không chỉ dừng lại ở việc kết thúc các học phần hay khóa học mà còn đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình; có sự nhận xét cụ thể và lượng hóa, định hướng sự thay đổi cho SV trong thời gian tới.

+ Có các phiếu, sổ ghi chép quá trình đánh giá. Trong công tác đánh giá, GV cần có sổ theo dõi, phiếu kiểm kê, thang xếp hạng về sự tiến bộ của SV trong mỗi thời điểm cụ thể.

Bước 5. Thu nhận thông tin phản hồi và hoàn thiện kiểm tra, đánh giá. GV và SV cần có thời gian để trao đổi với nhau về kết quả kiểm tra, đánh giá và việc học của SV. Thông qua đó GV hiểu SV hơn, SV có thể phản hồi những thông tin cần thiết đến GV để GV hoàn thiện khâu kiểm tra, đánh giá chính xác, tránh những sai sót không đáng có.

Nếu thực hiện tốt 5 bước nếu trên, thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá sẽ giúp cho các giảng viên, những nhà quản lý có thêm những biện pháp, những “thước đo” để đánh giá chính xác và khách quan hơn kết quả học tập của sinh viên.

Phương pháp kiểm tra đánh giá được đổi mới cũng góp phần thúc đẩy tinh thần học tập chủ động, tích cực, thúc đẩy sự đam mê nghiên cứu, rèn luyện khả năng lập luận của sinh viên.

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giúp các giảng viên không ngừng cải tiến phương pháp dạy học nhằm mục đích đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Trong giáo dục đại học việc đánh giá trong dạy học không chỉ đánh giá cái gì mà còn là đánh giá như thế nào. Đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp SV tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập của họ. Đánh giá không chính xác dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại lớn trong các khâu và quy trình đào tạo còn lại. Vì thế đánh giá có vai trò rất lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Việc thay đổi cách thức kiểm tra và đánh giá là một công việc không thể thiếu được trong tiến trình đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu đổi mới của đất nước, yêu cầu của thời đại, yêu cầu thay đổi mục tiêu giáo dục, đáp ứng được yêu cầu của ngành và của xã hội, sự thay đổi nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy đòi hỏi phải có sự thay đổi về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên cho tương ứng. Thông qua việc đổi mới này, tạo điều kiện cho hoạt động kiểm tra đánh giá có thể trở thành công cụ hữu hiệu của hệ thống điều khiển giúp cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo; nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo của giảng viên, tính tích cực học tập, rèn luyện của sinh viên./.

Nguồn Khoa Cơ bản