null CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CỦA KHOA KINH TẾ SỐ

NGÀNH KINH TẾ SỐ, MÃ SỐ: 7310109

Ngành Kinh tế số của Học viện Chính sách và Phát triển có 02 chương trình đào tạo trình độ đại học như sau:

1. CHUYÊN NGÀNH:  KINH TẾ VÀ KINH DOANH SỐ

(Major: Digital Economics and Business)

Chương trình đào tạo chi tiết (xem tại đây)


THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025


1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Ngành Kinh tế số - Chuyên ngành kinh tế và kinh doanh số có kiến thức cơ bản về dữ liệu lớn, công nghệ thông tin và quản lý kinh tế trong thời đại số; có kiến thức chuyên sâu về kinh doanh trên nền tảng số và các kỹ năng dẫn dắt để chuyển đổi số cho các tổ chức hay các doanh nghiệp; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực tự học bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

Chương chình đào tạo cũng góp phần nâng cao phẩm chất chính trị; đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp; tinh thần vì cộng đồng xã hội; tuân thủ pháp luật và tinh thần học tập suốt đời cho sinh viên.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Việc đào tạo cử nhân Ngành Kinh tế số - Chuyên ngành kinh tế và kinh doanh số tại Học viện Chính sách và Phát triển sẽ hướng đến các mục tiêu sau:

+ Đào tạo cho người học những kiến thức cơ bản về dữ liệu lớn, công nghệ thông tin và quản lý kinh tế, nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số của các tổ chức và doanh nghiệp trong thời đại số.

+ Đào tạo những kiến thức chuyên sâu về kinh doanh và thương mại dựa trên nền tảng số; marketing số, an toàn và bảo mật dữ liệu, mạng máy tính và truyền thông trong nền kinh tế số. Ngoài ra, quá trình đào tạo cũng cung cấp cho người học kiến thức về thiết kế, vận hành và khai thác các công cụ trên nền tảng web để phát triển kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

+ Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng quản lý thời gian và làm việc nhóm; kỹ năng hoạch định và đề xuất các giải pháp kinh doanh phù hợp cho tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số.

+ Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một nhà kinh tế có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ trung thực, có trách nhiệm trong công việc và tinh thần làm việc vì sự phát triển của nhân loại.

Khoa Kinh tế số luôn được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ KH&ĐT

1.3. Về trình độ ngoại ngữ và tin học

+  Đạt trình độ về ngoại ngữ: Theo chuẩn đầu ra của Học viện Chính sách và Phát triển. Sử dụng tốt tiếng Anh với những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong nghiên cứu, giao tiếp và soạn thảo báo cáo.

+ Đạt trình độ tin học: Chứng chỉ tin học quốc tế IC3 (Internet and Computing Core Certification) hoặc MOS (Microsoft Office Specialist), đây là các chứng chỉ chuẩn quốc tế về sử dụng máy tính do tổ chức Certiport của Mỹ cấp.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

+ Có đủ điều kiện và khả năng tự nghiên cứu, phát triển trình độ kiến thức và tham gia đào tạo ở bậc sau đại học trong và ngoài nước.

+ Bảo đảm việc liên thông khối kiến thức ngành Kinh tế hoặc ngành Công nghệ thông tin, ngành Thương mại điện tử, ngành Kinh doanh số với các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam và quốc tế.

+ Độc lập thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, sản phẩm liên quan đến công nghệ số, chuyển đổi số trong kinh tế và kinh doanh.

1.5. Vị trí việc làm

Cử nhân Ngành Kinh tế số - chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh số khi ra trường có thể hoàn toàn tự tin làm việc được trong cả khu vực Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân tại các vị trí như:

Tổ chức/Doanh nghiệp

(Organization/Enterprise)

Vị trí việc làm

(Position)

Mô tả công việc

(Job description)

Các cơ quan Nhà nước thuộc Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương tới Địa phương

- Khi mới tốt nghiệp:

+ Nhân viên triển khai các hoạt động chuyển đổi số, phát triển kinh tế số theo dự án được phê duyệt.

+ Nhân viên quản trị website; quản trị hoạt động truyền thông của cơ quan, đơn vị.

- Khi có 10 năm kinh nghiệm: + Chuyên gia lập dự án và lập kế hoạch về chuyển đổi số, an toàn và bảo mật cho các dự án/đề án phát triển kinh tế - xã hội

+ Chuyên gia quản trị hệ thống thông tin, truyền thông của cơ quan

+ Nghiên cứu các xu thế mới về công nghệ, dịch vụ, sản phẩm theo tầm nhìn của tổ chức.

+ Xây dựng và quản trị chiến lược chuyển đổi số, chiến lược CNTT, chiến lược sản phẩm dịch vụ của cơ quan/tổ chức.

+ Xây dựng và quản trị KPI cho từng cơ quan/đơn vị .

+ Nghiên cứu xu thế công nghệ, sản phẩm dịch vụ mới; xây dựng roadmap và quản lý danh mục sản phẩm dịch vụ mới cho tổ chức.

+ Tư vấn các tiêu chuẩn, quy chuẩn công nghệ mới cho các tổ chức hay đơn vị để vận hành hiểu quả nhất.

Các doanh nghiệp/tổ chức kinh doanh thương mại điện tử hay các loại hình doanh nghiệp khác như Ngân hàng, công tư chứng khoán, công ty công nghệ,…

- Khi mới tốt nghiệp:

+ Chuyên viên triển khai các giải pháp thương mại điện tử, giải pháp kinh doanh trên nền tảng số;

+ Chuyên viên truyền thông và quản trị kênh truyền thông cho doanh nghiệp;

+ Chuyên viên quản trị, vận hành website của công ty;

- Khi có 10 năm kinh nghiệm

 + Chuyên gia quản lý thương mại, quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến, quản lý kênh phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất, tập đoàn kinh tế, công ty thương mại - dịch vụ,...

+ Chuyên gia tư vấn các giải pháp chuyển đổi số, quản trị số cho doanh nghiệp và các tổ chức khi có nhu cầu

+ Quản lý, vận hành sàn thương mại điện tử (quản lý đơn hàng, thanh toán đơn hàng, hàng đi và hàng bị trả lại, hàng tồn).

+ Quản lý kênh bán, giá bán, lợi nhuận của các nhóm sản phẩm hóa phẩm gia dụng, hàng tiêu dùng.

+ Tư vấn cho khách hàng, nhận phản hồi từ khách hàng và đưa ra giải pháp chăm sóc khách hàng.

+ Đăng sản phẩm theo nội dung có sẵn hoặc tự xây dựng nội dung trên các Fanpage/Website của doanh nghiệp.

+ Livestream bán hàng theo kịch bản và chương trình có sẵn trên các nền tảng mạng xã hội khi cần (Facebook, Tiktok, Youtube,…)

+ Triển khai và theo dõi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của Công ty trên các kênh Online như Google, Facebook, Zalo, Tiktok,…

+ Báo cáo, thống kê số liệu bán hàng, thực hiện đối soát doanh thu bán hàng các kênh.

+ Điều phối, phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác để phát triển các kênh quảng cáo mới trên nền tảng số, đảm bảo hiệu quả công việc.

+ Nghiên cứu xu hướng chuyển đổi kinh doanh, xu hướng công nghệ và các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Trường Đại học/Viện nghiên cứu

Giảng viên, Nghiên cứu viên

Nghiên cứu và giảng dạy các môn học về Kinh tế số, Kinh doanh số, Thương mại điện tử, chuyển đổi số, Các mô hình kinh doanh số,…

Hoạt động tự doanh và khởi nghiệp kinh doanh

Giám đốc/Chủ tịch công ty /Thành viên sáng lập/Chủ cửa hàng,…

+ Xây dựng và mô tả cơ cấu tổ chức công ty, chức năng nhiệm vụ từng phòng ban bộ phận

+ Xây dựng đội ngũ Marketing & bán hàng cho doanh nghiệp

+ Phát triển năng lực quản trị và kiến thức tài chính

+ Tìm hiểu các vấn đề về pháp lý kinh doanh

+ Nghiên cứu lộ trình triển khai chuyển đổi số phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp

 

Sinh viên Khoa Kinh tế số luôn tự tin để làm chủ các công nghệ mới để góp phần xây dựng xã hội số cho Việt Nam

 

2. CHUYÊN NGÀNH:  PHÂN TÍCH DỮ LIỆU LỚN TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

(Major: Big data analytics in Economics and Business)

Chương trình đào tạo chi tiết (xem tại đây)


THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025


2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế và kinh doanh có kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh và công nghệ thông tin; có kiến thức chuyên sâu về việc sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để giải quyết các vấn đề trong kinh tế và kinh doanh, nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số của các tổ chức và doanh nghiệp trong thời đại số; có tư duy nghiên cứu độc lập và kỹ năng làm việc nhóm; có năng lực tự học bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

Chương chình đào tạo cũng góp phần nâng cao phẩm chất chính trị; đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp; tinh thần vì cộng đồng xã hội; tuân thủ pháp luật và tinh thần học tập suốt đời cho sinh viên.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Về kiến thức

+ Có kiến thức cơ bản về dữ liệu và khai phá dữ liệu, nắm được các nguyên lý kinh tế - kinh doanh cơ bản của nền kinh tế và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành tài chính, ngân hàng, marketing hay doanh nghiệp công nghệ trong nền kinh tế số;

+ Có sự hiểu biết về các nghiệp vụ liên quan đến kinh tế và kinh doanh trong môi trường toàn cầu hóa và các nền tảng công nghệ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sử dụng thành thạo các công cụ phân tích dữ liệu phổ biến như Python, SQL và các phần mềm Excel, Power BI hoặc Tableau để thiết lập các báo cáo nhằm hỗ trợ ra quyết định kinh doanh;

+ Hiểu rõ về các mô hình kinh doanh số, hệ sinh thái kinh tế số để tư vấn, triển khai chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

2.2.2. Về kỹ năng

+ Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng quản lý thời gian và nguồn lực, phát triển tư duy hệ thống, tư duy phản biện;

+ Có kỹ năng viết báo cáo phân tích, thuyết trình và làm việc theo nhóm;

+ Trên cơ sở nguồn dữ liệu hiện có, cử nhân chuyên ngành “Phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế và kinh doanh” sẽ đánh giá và đề xuất các giải pháp kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

2.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Có ý thức tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có ý thức quan tâm đến cộng đồng, chủ động, tích cực tham gia hoạt động chính trị, xã hội  và các đoàn thể;

+ Có tác phong làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy năng động, coi trọng hiệu quả công việc;

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một nhà kinh tế, có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ trung thực, yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc.

2.2.4. Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp

Doanh nghiệp

(Organization/Enterprise)

Vị trí việc làm

(Position)

Mô tả công việc

(Job description)

Các cơ quan Nhà nước thuộc Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương tới Địa phương

- Khi mới tốt nghiệp:

+ Nhân viên thống kê, thu thập dữ liệu cho cơ quan, tổ chức.

+ Nhân viên truy vấn dữ liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu

+ Nhân viên quản lý các Hệ quản trị dữ liệu của tổ chức

 

- Khi có 10 năm kinh nghiệm:

+ Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer)

+ Chuyên gia Phân tích dữ liệu (Data Analyst)

+ Chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu, mô tả dữ liệu, phát triển các công cụ thống kê để suy luận và thực hiện việc kiểm chứng các giả thuyết theo yêu cầu của công việc.

+ Kết hợp giữa các kỹ năng phân tích dữ liệu và nghệ thuật truyền thông để biến những con số và thông tin khô khan trở thành câu chuyện hấp dẫn và dễ hiểu (trực quan hóa dữ liệu trên các công cụ như Tableau, PowerBI, Google Data Studio,…).

+ Quản lý, vận hành một cách trơn tru các hệ thống quản lý dữ liệu của cơ quan, tổ chức như Oracle, MySQL, SQL Server,…

+ Thực hiện các phân tích chuyên sâu và trình bày dữ liệu để hỗ trợ lãnh đạo đơn vị ra quyết định quan trọng.

+ Xây dựng hệ thống lưu trữ, quản lý dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.

Các loại hình doanh nghiệp như Công ty cổ phần, Ngân hàng, Tập đoàn kinh tế, Công tư chứng khoán, Công ty công nghệ, Công ty kinh doanh thương mại,…

- Khi mới tốt nghiệp:

+ Chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp

+ Chuyên viên lập trình Python, lập trình R

+ Chuyên viên quản trị cơ sở dữ liệu

 

 

 

 

- Khi có 10 năm kinh nghiệm

 + Chuyên gia quản lý dữ liệu lớn (Big Data Manager)

+ Kỹ sư Học máy (Machine Learning Engineer)

+ Giám đốc dữ liệu (Chief Data Officers-CDO)

+ Sử dụng các công cụ như Data Mining, Tableau, PowerBI, Pyhton, R để triển khai phân tích các dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp theo yêu cầu của cấp trên.

+ Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị, báo cáo kinh doanh, truy xuất dữ liệu để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó sử dụng các dữ liệu đó để xác định xu hướng và tạo mô hình dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty.

+ Tham gia xây dựng các chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp, đo lường hiệu quả các chiến dịch kinh doanh bằng báo cáo phân tích.

+ Chịu trách nhiệm quản lý, xử lý và phân tích dữ liệu lớn để hỗ trợ cho việc ra quyết định của doanh nghiệp.

+ Xây dựng thiết kế các kiến trúc tích hợp dữ liệu, phân tích dữ liệu cũng như các cấu phần trong nền tảng datalake, data warehouse

+ Xây dựng, phát triển các mô hình dữ liệu để có thể đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Tư vấn các giải pháp về dữ liệu, báo cáo, phân tích cho các phòng ban nghiệp vụ hoặc dự án CNTT trong doanh nghiệp.

+ Tư vấn kiến trúc và tích hợp dữ liệu cho quá trình vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Trường Đại học/Viện nghiên cứu

Giảng viên, Nghiên cứu viên, Nhà Khoa học dữ liệu (Data Scientist)

+ Nghiên cứu giảng dạy các môn học về quản trị dữ liệu, lập trình phân tích dữ liệu, Khai phá dữ liệu và Học máy (Machine learning),…

+ Nghiên cứu, phát triển mô hình dự đoán và thực hiện các dự án khoa học dữ liệu sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)

Hoạt động tự doanh và khởi nghiệp kinh doanh

Giám đốc/Chủ tịch công ty /Thành viên sáng lập/Chủ trung tâm đào tạo về dữ liệu,…

+ Thực hiện các dịch vụ liên quan đến dữ liệu

+ Triển khai các khóa học ngắn hạn liên quan đến khai thác và phân tích dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh

+ Nghiên cứu lộ trình triển khai chuyển đổi số phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp

 

2.2.5. Trình độ ngoại ngữ và tin học

+  Đạt trình độ về ngoại ngữ: Theo chuẩn đầu ra của Học viện Chính sách và Phát triển. Sử dụng tốt tiếng Anh với những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong nghiên cứu, giao tiếp và soạn thảo báo cáo phân tích;

+ Đạt trình độ tin học: Chứng chỉ tin học quốc tế IC3 (Internet and Computing Core Certification), là chuẩn quốc tế về sử dụng máy tính và Internet do tổ chức Certiport của Mỹ cấp.

2.2.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

+ Có đủ điều kiện và khả năng tự nghiên cứu, phát triển trình độ kiến thức và tham gia đào tạo ở bậc sau đại học trong và ngoài nước;

+ Bảo đảm việc liên thông khối kiến thức ngành Kinh tế, Thương mại điện tử hoặc Ngành Khoa học dữ liệu với các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam và quốc tế;

+ Độc lập thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, sản phẩm liên quan đến phân tích dữ liệu, kinh tế và kinh doanh.

Bạn luôn được chào đón để trở thành sinh viên Khoa Kinh tế số 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN



KHOA KINH TẾ SỐ - HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
P901& 903, Tòa nhà A, Khu đô thị Nam An Khánh – An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline/Zalo: Thầy Tú 0912 426 326/ Thầy Trường 0982 239 982
Facebook: https://www.facebook.com/KinhtesoAPD/