null Chương trình bồi dưỡng đối với Cán bộ, Công chức

content:

Nhằm góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch; quy hoạch; đầu tư; đấu thầu; xây dựng; quản lý; giám sát dự án v.v... tại địa phương và các cơ quan, doanh nghiệp, Trung tâm Bồi dưỡng, Tư vấn và Phản biện Chính sách - Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyên cung cấp các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng về các nội dung sau:

MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU VÀ CÁC KHÓA BỒI DƯỠNG

   I. CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

  1. Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính (tên gọi cũ là Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính);
  2. Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên (tên gọi cũ là Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên);
  3. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng.

   II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC, KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 

    1. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cho công chức làm công tác tư pháp cấp xã, phường, thị trấn.
    2. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác tư pháp hộ tịch tại UBND cấp xã và cấp huyện.
    3. Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, sử dụng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
    4. Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
    5. Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu nâng cao năng lực xử lý vi phạm hành chính nhằm phòng ngừa tranh chấp khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
    6.  Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng tranh tụng trong giải quyết tranh chấp, khiếu kiện hành chính tại Tòa án.
    7. Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng về công tác đoàn cho cán bộ, công chức làm công tác đoàn.
    8. Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ công tác pháp chế cho cán bộ, công chức làm công tác pháp chế.
    9. Chương trình bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được quy hoạch giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
    10. Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    11. Chương trình bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ làm công tác công đoàn trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.
    12. Kỹ soạn thảo, góp ý và thẩm định văn bản pháp luật.
    13. Kỹ năng xây dựng nội dung chính sách và đánh giá tác động của chính sách.

     III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC, KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

    1. Kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính (văn bản, báo cáo, quyết định…).
    2. Kỹ năng lập, quản lý hồ sơ công việc (mở hồ sơ, tạo lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ…).
    3. Kỹ năng quản lý văn bản đi và đến.
    4. Kỹ năng ban hành quyết định trong quản lý, lãnh đạo.
    5. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
    6. Kỹ năng quản trị và xử lý xung đột, mâu thuẫn.
    7. Kỹ năng xây dựng đề án, kế hoạch công tác.
    8. Kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý.
    9. Kỹ năng phân tích, thiết kế và đánh giá hoạt động của tổ chức bộ máy trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
    10. Đạo đức công vụ và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong xu hướng hội nhập quốc tế.
    11. Tâm lý lãnh đạo, quản lý và kỹ năng quản lý công chức trong cơ quan, công sở.
    12. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong thi hành công vụ.
    13. Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục.
    14. Kỹ năng làm việc theo nhóm.
    15. Kỹ năng quản lý thời gian.
    16. Kỹ năng tổ chức điều hành hội nghị, hội thảo, họp báo, trả lời phỏng vấn.
    17. Kỹ năng quan hệ với công chúng.
    18. Kỹ năng tư duy sáng tạo.
    19. Kỹ năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và trong cơ quan hành chính.
    20. Kỹ năng chỉ đạo điều hành về cải cách hành chính; thực hiện cơ chế một cử và một cửa liên thông.
    21. Kỹ năng tổ chức công việc và làm việc hiệu quả.
    22. Kỹ năng xây dựng Đề án.
    23. Kỹ năng xây dựng kế hoạch.
    24. Kỹ năng quản lý nhân sự.
    25. Kỹ năng quản lý sự thay đổi.
    26. Kỹ năng tiếp xúc cử tri của HĐND.
    27. Kỹ năng thuyết trình, tổ chức kỳ họp của HĐND.
    28. Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai.
    29. Kỹ năng chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ở xã.
    30. Kỹ năng quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
    31.  Kỹ năng tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
    32. Kỹ năng tổ chức kỳ họp và ban hành Nghị quyết.
    33. Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu kiện trong giải phóng mặt bằng.


      IV.CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP

    1. Chương trình bồi dưỡng chuyên sâu nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, sử dụng và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
    2. Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế cho cán bộ làm công tác pháp chế trong doanh nghiệp.
    3. Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ về công tác pháp luật cho cán bộ làm công tác tín dụng ngân hàng.
    4. Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ về tổ chức, quản trị hoạt động của doanh nghiệp.
    5. Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về hợp đồng trong hoạt động của doanh nghiệp (kỹ năng đàm phán, soạn thảo, theo dõi thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng).
    6. Pháp luật về doanh nghiệp và kỹ năng tổ chức, quản trị hoạt động của doanh nghiệp để phòng ngừa tranh chấp.
    7. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
      - Pháp luật về Lao động và các kỹ năng quản lý, xử lý lao động trong hoạt động của doanh nghiệp để phòng ngừa tranh chấp, rủi ro.
    8. Kỹ năng soạn thảo, đàm phán, ký kết, theo dõi, thực hiện một số hợp đồng trong hoạt động của doanh nghiệp.
    9. Kỹ năng soạn thảo văn bản và thẩm định văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
    10. Kỹ năng tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền và tham gia tố tụng tại tòa án và trọng tài.
    11. Kỹ năng tham gia thi hành án dân sự.                                                           

            Trân trọng cảm ơn./.