GIẢNG VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH ĐẾN TỪ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN THAM GIA HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP HỘI ĐỒNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – HẬU CẦN CÔNG AN NHÂN DÂN
- content:
Ngày 11/3/2024, các giảng viên bộ môn Ngoại ngữ, khoa Cơ bản, Học viện Chính sách và Phát triển đã tham dự Hội thảo cấp hội đồng: “ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TẠI CÁC TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN” do Trường đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an Nhân dân tổ chức.
Ảnh: Ban chỉ đạo đề án Ngoại ngữ Quốc gia, lãnh đạo các trường trong khối ngành Công an, Kỹ thuật, Hậu cần Công an Nhân dân và các nhà nghiên cứu từ các trường Đại học, Học viện trong cả nước
Hội thảo quy tụ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng tại các trường Đại học, Học viện và Viện nghiên cứu tại Việt Nam. Khách mời gồm có ban chỉ đạo đề án Ngoại ngữ Quốc gia, lãnh đạo các trường trong khối ngành Công an, Kỹ thuật, Hậu cần Công an Nhân dân.
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn cho các giảng viên đại học, các nhà nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ không chỉ trong các trường Công an Nhân dân mà còn có cái nhìn khái quát ở các trường đại học trong cả nước. Hội thảo tập hợp rất nhiều tham luận mang tính thực tế, ngoài các kinh nghiệm được chia sẻ còn có dự báo tình hình liên quan và đề xuất các giải pháp cụ thể để xây dựng môi trường học Ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tại hội thảo, có 04 bài viết của các giảng viên từ Học viện Chính sách và Phát triển đã được lựa chọn xuất bản và đăng trong Kỷ yếu của Hội thảo.
Bài viết của TS. Tống Hưng Tâm với chủ đề: “Vai trò của giảng dạy Ngoại ngữ dựa trên nhiệm vụ trong các cơ sở đào tạo của lực lượng vũ trang” được đăng trong Phần I: Cơ sở lý luận về môi trường học và sử dụng ngoại ngữ. Bài viết khai thác tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ trong lực lượng vũ trang giúp nâng cao trình độ ngoại ngữ về quân sự và chuyên môn, linh hoạt và sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của lực lượng vũ trang nhân dân.
Bài viết của Th.S Đỗ Thị Thanh Hà với chủ đề: “Dạy tiếng Anh trong thời đại 4.0: Cơ hội và thách thức” cũng được đăng trong phần I lại nhấn mạnh vào việc tìm hiểu những thách thức và đưa ra những cơ hội liên quan đến giáo dục ngoại ngữ trong bối cảnh Công nghiệp 4.0. Những phát hiện này không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh mà còn mang lại ý nghĩa thực tế bổ sung cho các nhà giáo dục, nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan tham gia vào việc điinhj hình trải nghiệm dạy và học ngôn ngữ trong thời đại kỹ thuật số.
Bài viết của TS. Phạm Thị Diệu Linh được đăng trng phần III: “Giải pháp, mô hình xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ” với tên bài: “Vận dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh”. Bài viết khái quát cơ sở lý luận về trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ. Sau nghiên cứu đã khẳng định vai trò của trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh: tạo bầu không khí vui vẻ, thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên, tạo môi trường thực hành tiếng Anh đồng thời củng cố và phát huy vỗn từ vựng cũng như ngữ pháp cho sinh viên.
Bài viết của Th.S Nguyễn Thị Hồng Mến với chủ đề: “Áp dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của người học” đang trong phần II của Kỷ yếu hội thảo. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong bối cảnh toàn cầu hoá và cung cấp cái nhìn tổng quan về khái niệm giao tiếp. Bên cạnh đó bài viết cũng bàn về những thách thức khi áp dụng ChatGPT vào lớp học và giải pháp hạn chế những thách thức này.
Một số hình ảnh của các giảng viên bộ môn Ngoại ngữ, Học viện Chính sách và Phát triển cùng các nhà nghiên cứu đến từ các trường trong cả nước tham gia hội thảo.
Hy vọng rằng trong thời gian tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ, và giảng viên bộ môn Ngoại ngữ sẽ không ngừng học hỏi, nghiên cứu và có cơ hội tham dự nhiều hơn nữa những hội thảo thực tiến và có giá trị như vậy.