null Mô tả Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế đối ngoại CLC giảng dạy bằng Tiếng Anh năm 2022

content:

TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

(Ban hành kèm theo Quyết định số     /QĐ-HVCSPT ngày      tháng   năm 2022 của Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên ngành đào tạo:  

Tên tiếng Việt: Kinh tế quốc tế

Tên tiếng Anh: International Economics, Honors Program

- Mã số ngành đào tạo: 72310106   

- Trình độ đào tạo:      Đại học        

- Thời gian đào tạo:    3,5 - 4 năm

- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

          Tiếng Việt: Cử nhân ngành Kinh tế quốc tế

          Tiếng Anh: Bachelor in International Economics

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo:

                       Viện Đào tạo Quốc tế, Học viện Chính sách và Phát triển

2. Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo cử nhân đại học ngành Kinh tế quốc tế chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chương trình Chất lượng cao có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản lý và kiến thức chuyên môn về kinh tế quốc tế, nắm vững kiến thức cơ bản về quản lý và kinh tế học hiện đại; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có khả năng tư duy độc lập và năng lực tự tìm tòi, bổ sung kiến thức theo yêu cầu của công việc:

    1. Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực tư tưởng chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, chính sách công, pháp luật và nhà nước cũng như khả năng phân tích, đánh giá và nhìn nhận các vấn đề cơ bản đó trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
    2. Trang bị cho người học kiến thức nền tảng cơ bản và các kiến thức chuyên môn về kinh tế thế giới, các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế, thấy được vai trò và tâm quan trọng của các chủ thể này trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay;
    3. Trang bị cho người học hệ thống kiến thức chuyên môn sâu về sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia; phân tích cơ sở và lợi ích của các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thị trường quốc tế, tài chính quốc tế, luật kinh tế quốc tế và những chính sách định hướng cho các quan hệ đó; nghiên cứu các hình thức và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia.
    4. Trang bị các công cụ toán học, thống kê kinh tế, phương pháp luận để người học có thể hiểu, phân tích các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế nói chung và kinh tế quốc tế nói riêng; trang bị các nghiệp vụ cơ bản để thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại; rèn luyện các kỹ năng mềm để người học để tăng khả năng thích ứng với các vị trí công việc trong tương lai; có khả năng giao tiếp, trao đổi chuyên môn bằng tiếng Anh với các đồng nghiệp, đối tác.
    5. Cử nhân chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chương trình Chất lượng cao có khả năng vận dụng các kiến thức về kinh tế quốc tế để tham gia vào quá trình phân tích, hoạch định chính sách và hoạt động quản lý liên quan đến lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế của quốc gia với các nước, khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế.
    6. Cử nhân chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chương trình Chất lượng cao có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần chủ động sáng tạo, nhiệt tình, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hợp tác trong thực hiện và tự chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ được giao; có phẩm chất chính trị; tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã trúng tuyển vào bất kỳ chuyên ngành đào tạo của Học viện đều có quyền đăng ký xét tuyển vào chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chương trình Chất lượng cao.

3.2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

3.3. Phương thức tuyển sinh: 

(i). Tuyển thẳng: Các thí sinh đã trúng tuyển vào bất cứ ngành nào của Học viện và đạt các tiêu chí về năng lực Tiếng Anh theo quy định của Hội đồng tuyển sinh Học viện.

(ii) Xét tuyển: Các thí sinh đã trúng tuyển vào bất cứ ngành nào của Học viện nhưng không đủ điều kiện tuyển thẳng vào chương trình Chất lượng cao sẽ phải tham gia xét tuyển theo quy định của Hội đồng tuyển sinh Học viện. Nội dung xét tuyển gồm 02 phần:

- Phần 1 - Tiếng Anh: Lấy kết quả bài thi Tiếng Anh tốt nghiệp THPT hoặc điểm của kỳ thi phân lớp tiếng Anh đầu khóa toàn Học viện.

- Phần 2 – Phỏng vấn: Phỏng vấn nhằm đánh giá thái độ và động cơ học tập của thí sinh khi theo học chương trình Chất lượng cao . Thời gian phỏng vấn dự kiến khoảng 8 – 10 phút/thí sinh.

3.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: 60 - 80 sinh viên/khóa

3.5. Tổ hợp xét tuyển: Xét theo tất cả các tổ hợp trúng tuyển vào Học viện.

  3.6. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo: Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch của Học viện.

3.7. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển: Học viện xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển, nhóm ưu tiên, khu vực ưu tiên... thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.8. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển: Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.9. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có): Học phí thu đào tạo theo hình thức tín chỉ thu theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với trường đại học công lập. Mức học phí áp dụng đối với chương trình Chất lượng cao cho năm học 2021-2022 là 700.000 đồng/tín chỉ.

3.10. Các nội dung khác: không trái quy định hiện hành.

4. Điều kiện nhập học

- Thí sinh đủ điểm trúng tuyển vào Học viện và đủ điều kiện trúng tuyển vào chương trình Chất lượng cao, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại (được xét tuyển thẳng hoặc qua xét tuyển). 

- Thí sinh phải làm thủ tục đăng kí nhập học theo quy định của Học viện. 

- Khi nhập học, thí sinh trúng tuyển thực hiện đầy đủ các qui định theo Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển.

PHẦN 2: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Về kiến thức

a. Kiến thức cơ bản

1. Nắm vững những kiến thức cơ bản, nền tảng về thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Hiểu, phân tích, đánh giá và ứng dụng tri thức khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào giải quyết các vấn đ thực tiễn.

2. Hiểu về thể chế Nhà nước, nắm vững kiến thức pháp lý cơ bản, đặc biệt là pháp luật về kinh tế, đầu tư và kinh doanh.

3. Nắm vững phương pháp luận, ứng dụng công cụ toán, thống kê và kinh tế học vào phân tích, giải quyết các vấn đề kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.

4. Hiểu về quy trình, tác động của chính sách (đặc biệt chính sách kinh tế), vận dụng vào việc hoạch định, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách.

5. Nắm vững các quy luật của kinh tế thị trường, có tư duy toàn cầu, thích ứng với sự thay đổi, phát triển của kinh tế thế giới.

b. Kiến thức chuyên sâu:

6. Có kiến thức chuyên môn sâu về thương mại quốc tế;

7. Có kiến thức chuyên môn sâu về đầu tư quốc tế;

8. Có kiến thức chuyên môn sâu về thị trường quốc tế;

9. Có kiến thức chuyên môn sâu về tài chính quốc tế;

10. Có kiến thức chuyên môn sâu về luật kinh tế quốc tế;

11. Có khả năng vận dụng các kiến thức về kinh tế quốc tế để tham gia vào quá trình phân tích chính sách;

12. Có khả năng vận dụng các kiến thức về kinh tế quốc tế để tham gia vào quá trình hoạch định chính sách;

13. Có khả năng vận dụng các kiến thức về kinh tế quốc tế để tham gia vào quá trình hoạt động quản lý liên quan đến lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế của quốc gia với các nước; khu vực; các tổ chức quốc tế. Các kiến thức chuyên môn sâu về thương mại quốc tế;

2.2. Về kỹ năng

a. Kỹ năng nghề nghiệp

14. Khả năng làm việc trong các ngành nghề khác nhau trong lĩnh vực kinh tế quốc tế;

15. Sẵn sàng thích ứng khi thay đổi vị trí công tác hoặc công việc hay môi trường làm việc ở cả trong nước và quốc tế;

b. Kỹ năng mềm

16. Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kỹ năng thực hành, điều hành… đủ năng lực để trở thành nhà quản lý, lãnh đạo;

17. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tương đối thành thạo trong giao tiếp và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, đối tác ở môi trường trong nước và quốc tế;

18. Sử dụng thành thạo các phần mềm Tin học thông dụng; có khả năng phân tích Dữ liệu lớn (Big Data) trong kinh tế và kinh doanh.

2.3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

19. Có phẩm chất chính trị; sức khoẻ tốt; lối sống lành mạnh; có trách nhiệm xã hội; tuân thủ các quy tắc và đạo đức nghề nghiệp.

20. Chủ động và tự giác thực thi nhiệm vụ được giao phó; tinh thần tự chịu trách nhiệm; trung thực; thái độ hợp tác; sẵn sàng giúp đỡ các thành viên trong tập thể.

2.4. Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp

Đảm nhiệm các vị trí chuyên môn tại các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội từ Trung ương đến địa phương; các khu chế xuất, khu công nghiệp; các tổ chức tài chính; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các tổ chức quốc tế; các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về kinh tế và kinh tế quốc tế.

2.5. Các nội dung đối sánh và tham chiếu bên ngoài/nội bộ được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về CĐR của CTĐT:

CTĐT ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại Chất lượng cao năm 2021 được xây dựng trên cơ sở so sánh, tham khảo CTĐT của các trường Đại học có uy tín ở cả trong nước và quốc tế, cụ thể:

- Các trường ở trong nước:

+ Chương trình Kinh tế Quốc tế Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh tại Trường Đại học Ngoại thương: http://ftu.edu.vn/images/file/CLC-KTQT--K51.pdf

+ Chương trình Kinh tế Quốc tế Chất lượng cao tại Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội):

http://ueb.edu.vn/Uploads/Article/diepmtcn/2018_3/File/11.%20CU%20nhan%20KTQT%20CLC%20(dap%20ung%20thong%20tu%2023).doc.pdf

- Các trường trên Thế giới:

+ Chương trình cử nhân về Kinh tế Đối ngoại tại Trường Quản trị (School of Management), đại học Purdue (Purdue University):

Môn học nền tảng:

https://catalog.purdue.edu/preview_program.php?catoid=9&poid=10842&returnto=11206

Môn học chuyên sâu:

https://catalog.purdue.edu/preview_program.php?catoid=9&poid=12421

Cử nhân Kinh tế đối ngoại chương trình Chất lượng cao nắm vững và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về:

- Khía cạnh kinh tế học và kinh tế quốc tế: Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế học và chuyên sâu về kinh tế quốc tế. Các chương trình đào tạo, KTĐN CLC của ĐH Ngoại thương, đều đưa các môn học nền tảng của kinh tế học (Kinh tế vi mô 1 và 2, Kinh tế vĩ mô 1 và 2) vào chương trình đào tạo. Ngoài ra sinh viên được học sâu thêm các môn học về kinh tế quốc tế (như thương mại quốc tế hay tài chính quốc tế). Chương trình của Đại học Purdue cũng tiếp cận theo cách này, với các môn Kinh tế vi mô và vĩ mô là bắt buộc cho 02 năm đầu, và các môn kinh tế quốc tế chuyên sâu, như thương mại quốc tế, là bắt buộc cho các năm tiếp theo.

- Khía cạnh quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh quốc tế: Sinh viên cần được trang bị kiến thức nền tảng về quản trị và chuyên sâu về quản trị kinh doanh quốc tế. Chương trình KTĐN CLC của ĐH Ngoại thương đưa các môn học nền tảng về quản trị như Kinh tế kinh doanh, Quản trị học, Marketing vào chương trình đào tạo. Ngoài ra các môn học chuyên sâu về quản trị kinh doanh quốc tế, như Marketing quốc tế cung được đưa vào chương trình đào tạo. Tương tự như vậy, ở chương trình của Đại học Purdue, các môn nền tảng về quản trị như Khoa học quản lý (management science), Marketing, Quản trị chiến lược (strategic management) cũng là bắt buộc trong các năm đầu. Các môn học chuyên sâu về quản trị quốc tế, như Marketing quốc tế (International Marketing) được đưa vào trong các năm cuối.

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa: 138 tín chỉ (không bao gồm các học phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng), trong đó:

1. Kiến thức giáo dục đại cương (Không bao gồm Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng):

56 tín chỉ (chiếm 40,5%)

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

82 tín chỉ (chiếm 59,4%)

2.1. Kiến thức cơ sở ngành:  

36 tín chỉ (chiếm 26,1%)

- Bắt buộc

24 tín chỉ (chiếm 17,4%)

- Lựa chọn:

12 tín chỉ (chiếm 8,7%)

2.2. Kiến thức ngành

18 tín chỉ (chiếm 13,0%)

- Bắt buộc

09 tín chỉ (chiếm 6,5%)

- Lựa chọn:

09 tín chỉ (chiếm 6,5%)

2.3. Kiến thức chuyên ngành

18 tín chỉ (chiếm 13,0%)

- Bắt buộc

12 tín chỉ (chiếm 8,7%)

- Lựa chọn:

06 tín chỉ (chiếm  4,3%)

2.4. Thực tập và Tốt nghiệp:

10 tín chỉ (chiếm 7,3%)

Tổng số tín chỉ:

138 tín chỉ

2. Khung chương trình đào tạo:

TT

Mã số

Tên học phần/ Môn học

Số TC

Học kỳ

Điều kiện tiên quyết

1. GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
(không bao gồm GDTC và GDQP)

56

1

THML04

Triết học Mác-Lênin

3

1

 

2

THKT05

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

2

2

3

THTT02

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

3

4

THCN06

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

4

5

THĐL04

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

4

6

TOCC03

Toán cao cấp 1

3

1

 

7

TOCC02

Toán cao cấp 2

3

2

TOCC03

8

TOLT07

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

3

TOCC03, TOCC02

9

PPNC09

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

5

 

10

TOĐC06

Tin học đại cương

3

2

 

11

NNIL1.0

Pre- IELTS*

4

1

12

NNIL1.1

Tiếng Anh IELTS 1.1

6

1

 

13

NNIL1.2

Tiếng Anh IELTS 1.2

6

2

NNIL1.1

14

NNIL1.3

Tiếng Anh IELTS 1.3

6

2

NNIL1.1, NNIL1.2

15

NNIL1.4

Tiếng Anh IELTS 1.4

6

3

NNIL1.1, NNIL1.2, NNIL1.3

16

KHMI01

Kinh tế vi mô 1

3

3

 

17

KHMA02

Kinh tế vĩ mô 1

3

4

 

18

GDQP02

Giáo dục quốc phòng*

8

4

19

GDTC08

Giáo dục thể chất 1*

2

1

20

GDTC06

Giáo dục thể chất 2*

2

2

GDTC08

21

GDTC07

Giáo dục thể chất 3*

2

3

GDTC08, GDTC06

2. CƠ SỞ NGÀNH BẮT BUỘC

24

 

 

1

QLCD01

Chuyên đề thực tế

2

6

 

2

TOKT05

Kinh tế lượng

3

4

TOLT07

3

KHMI03

Kinh tế vi mô 2

3

5

KHMI01

4

KHMA04

Kinh tế vĩ mô 2

3

6

KHMA02

5

CLCTT23

Lý thuyết Tài chính tiền tệ

3

5

KHMA02

6

CLCKT21

Nguyên lý kế toán

3

3

 

7

LUQT03

Pháp luật kinh tế

4

2

 

8

CLCTC18

Tài chính doanh nghiệp

3

5

CLCKT21

3. CƠ SỞ NGÀNH LỰA CHỌN

12

 

 

1

CLCMR24

Marketing căn bản

3

4

2

QHĐL07

Địa lý Kinh tế

3

4

3

CLCDT19

Nguyên lý đầu tư

3

6

CLCTC18

4

CSC11

Chính sách công

3

4

5

CLCCL06

Quản trị chiến lược

3

6

 

6

CLCHO10

Quản trị học

3

5

 

7

TCTĐ17

Thẩm định dự án đầu tư

3

6

CLCTC18

8

CLCHV12

Giới thiệu về hành vi tổ chức

3

4

9

CLCQH15

Quan hệ công chúng

3

4

10

CLCTT11

Nguyên lý hệ thống thông tin

3

4

4. NGÀNH BẮT BUỘC

9

 

 

1

CLCTM04

Thương mại quốc tế

3

6

KHMI01, KHMA02

2

CLCTT05

Thanh toán quốc tế

3

6

 

3

CLCDT09

Đầu tư quốc tế

3

7

 

5. NGÀNH LỰA CHỌN

9

 

 

1

CLCKD17

Giới thiệu về Kinh doanh

3

2

2

QTNL03

Quản trị nhân lực

3

7

 

3

ĐNQT09

Kinh tế quốc tế

3

6

KHMI01, KHMA02

4

LUKT33

Luật kinh doanh và thương mại quốc tế

3

6

LUQT03

5

CLCCU07

Quản trị chuỗi cung ứng

3

7

 

6

CLCKH13

Phân tích và Dự báo Kinh tế vĩ mô

3

6

 

7

KHKT07

Kinh tế phát triển

3

6

6. CHUYÊN NGÀNH BẮT BUỘC

12

 

 

1

CLCLV14

Logistic và vận tải quốc tế

3

7

 

2

CLCKT20

Kế toán tài chính

3

4

CLCKT21

3

CLCMR01

Marketing quốc tế

3

5

CLCMR24

4

CLCTC22

Tài chính quốc tế

3

7

KHMA02, CLCTT23

7. CHUYÊN NGÀNH LỰA CHỌN

6

 

 

1

CLCDP08

Đàm phán

3

7

 

2

CLCTH16

Thuế và hệ thống thuế

3

7

CLCKT20

3

QLMS03

Đấu thầu mua sắm 1

3

   7

 

4

KTKD15

Thương mại điện tử và Kinh tế số

3

5

 

5

CLCKT13

Kế toán quốc tế

3

6

CLCKT20

8. THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

10

1

TTTN01

Thực tập tốt nghiệp

4

8

 

2

KLTN01

Khóa luận tốt nghiệp

6

8

3

CLCTN02

Quản trị tài chính quốc tế

3

8

CLCTC22, CLCTC18

4

CLCTN03

Quản trị Marketing quốc tế

3

8

CLCMR01, CLCMR24

TỔNG (Không bao gồm GDTC & GDQP)

138

 

 

Ghi chú: *: các môn không tính điểm trung bình chung xếp hạng bằng tốt nghiệp

3. Mô tả tóm tắt các học phần

3.3.1. Triết học Mác-Lênin

Học phần trang bị cho người học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận. Từ đó, giúp người học có quan điểm khách quan, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển, quan điểm thực tiễn khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng. Qua đó, hình thành nhân sinh quan khoa học, góp phần cải tạo thế giới phát triển hợp quy luật.

3.3.2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cung cấp các lý luận về hàng hóa, tiền tệ, các quy luật chung về sự vận động của tư bản và các biểu hiện của giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền. Đồng thời, cũng cung cấp kiến thức về chủ nghĩa xã hội, lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cách mạng xã hội chủ nghĩa, những vấn đề có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3.3.3. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Học phần cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ Đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác. Xây dựng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Học phần cũng giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3.3.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp cho sinh viên phương pháp vận dụng lý luận để giải các vấn đề đặt ra từ thực tiễn và phương pháp bổ sung làm mới lý luận từ tổng kết thực tiễn tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó giúp sinh viên hình thành kỹ vận dụng sáng tạo lý luận, kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, kỹ năng đánh giá, tổng kết thực tiễn. Đồng thời, Cùng với học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.

3.3.5. Toán cao cấp 1

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản liên quan đến không gian véc-tơ n-chiều và có kỹ năng tính toán tốt đối với các phép toán về véc-tơ, ma trận, định thức và giải thành thạo hệ phương trình tuyến tính. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp kỹ năng cho sinh viên biết vận dụng hệ phương trình tuyến tính để xây dựng một số mô hình kinh tế đơn giản như mô hình cân bằng thị trường nhiều hàng hóa, mô hình cân bằng kinh tế vĩ mô.

3.3.6. Toán cao cấp 2

Học phần trang bị cho sinh viên các các kiến thức cơ bản về giải tích toán học như hàm số, giới hạn, đạo hàm, vi phân, tích phân hàm số một biến. Sinh viên được trang bị những kiến thức về cực trị của hàm nhiều biến và vận dụng vào giải các bài toán tối ưu trong kinh tế. Ngoài ra sinh viên cũng được trang bị phương pháp giải phương trình vi phân cơ bản.

3.3.7. Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán

Học phần trang bị cho sinh viên các khái niệm về xác suất, các công thức tính xác suất; biến ngẫu nhiên và quy luật phân phối xác suất, các đặc trưng của biến ngẫu nhiên và luật số lớn; Các bài toán ước lượng và kiểm định giả thuyết thống kê. Qua đó sinh viên có thể vận dụng những kiến thức của học phần làm cơ sở toán học để nghiên cứu, phân tích và xử lý số liệu trong phân tích kinh tế, tài chính.

3.3.8. Nguyên lý hệ thống thông tin

Học phần cung cấp nền tảng kiến thức về hệ thống thông tin và những vấn đề hệ thống thông tin bổ trợ cho các môn học liên quan đến kinh doanh. Nội dung học phần tập trung vào các nguyên tắc hệ thống thông tin cốt lõi ngày nay là quan trọng nhất đối với mọi sinh viên kinh doanh cần biết. Môn học này trang bị cho sinh viên một sự hiểu biết vững chắc từ tổng quan về hệ thống thông tin, kinh doanh hệ thống thông tin cho các hệ thống chuyên gia, trí tuệ nhân tạo và hệ thống hỗ trợ quyết định từ giao tiếp truyền thống cho tới giao tiếp đa phương tiện và điện toán đám mây giúp tăng lợi nhuận và giảm chi phí. Khóa học này cũng trang bị cho sinh viên kiến thức từ tổng quan về các khái niệm công nghệ thông tin để cấu trúc đầy đủ các hệ thống thông tin kinh doanh và thiết kế và phát triển của một hệ thống thông tin kinh doanh.

3.3.9. Phương pháp nghiên cứu khoa học

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách thức tiến hành một nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính khoa học. Sinh viên sẽ được giới thiệu về các bước thực hiện một nghiên cứu từ khi hình thành ý tưởng nghiên cứu cho đến sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu. Học phần cũng giúp sinh viên nhận dạng, xây dựng và phát triển vấn đề khoa học, thiết kế một khung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đó, chuyển vấn đề thành câu hỏi nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu và cuối cùng là viết báo cáo nghiên cứu. Sinh viên sẽ học nhiều cách thức khác nhau để tiến hành nghiên cứu, và cách thức nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến cách thức giải quyết vấn đề. Sinh viên sẽ phải thực hiện một nghiên cứu khoa học thực tế được tổ chức dưới dạng nghiên cứu nhóm, có biên soạn đề cương, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và viết báo cáo nghiên cứu.

3.3.10. Tin học đại cương

Học phần cung cấp cho người học khả năng phân tích hệ thống thông tin nghiệp vụ liên quan trong nghề nghiệp tương lai nhằm tin học hóa các bài toán nghiệp vụ cũng như tham gia phát triển các dự án tin học hóa trong ngành tài chính – ngân hàng, chính sách công, tài chính công, quy hoạch phát triển,...

3.3.11. Tiếng Anh IELTS 1.1

04 học phần cung cấp cho sinh viên toàn diện 04 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết trong Tiếng Anh đồng thời gắn với các chủ đề thuộc ngành kinh tế quốc tế nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ và chuyên môn cho sinh viên chương trình Chất lượng cao

3.3.12. Tiếng Anh IELTS 1.2

04 học phần cung cấp cho sinh viên toàn diện 04 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết trong Tiếng Anh đồng thời gắn với các chủ đề thuộc ngành kinh tế quốc tế nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ và chuyên môn cho sinh viên chương trình Chất lượng cao

3.3.13. Tiếng Anh IELTS 1.3

04 học phần cung cấp cho sinh viên toàn diện 04 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết trong Tiếng Anh đồng thời gắn với các chủ đề thuộc ngành kinh tế quốc tế nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ và chuyên môn cho sinh viên chương trình Chất lượng cao

3.3.14. Tiếng Anh IELTS 1.4

04 học phần cung cấp cho sinh viên toàn diện 04 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết trong Tiếng Anh đồng thời gắn với các chủ đề thuộc ngành kinh tế quốc tế nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ và chuyên môn cho sinh viên chương trình Chất lượng cao

3.3.15. Kinh tế vi mô 1

Học phần Kinh tế học vi mô 1 được trình bày với mục tiêu giúp người học nghiên cứu nắm bắt được những nguyên lý kinh tế cơ bản trong Kinh tế học và Kinh tế vi mô nói riêng. Nội dung môn học được xây dựng phù hợp với kiến thức của giai đoạn 1, đi sâu vào những khái niệm về thị trường, cung- cầu, co giãn của cầu và cung, hành vi người tiêu dùng và doanh nghiệp (Sản xuất - Chi phí - Lợi nhuận), cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, cung - cầu lao động, thất bại thị trường...

3.3.16. Kinh tế vĩ mô 1

Học phần giới thiệu những nguyên lý cơ bản của kinh tế vĩ mô, trong đó trước hết là làm rõ các thuật ngữ, sau đó là các mô hình kinh tế vĩ mô cơ bản để giúp sinh viên hiểu được sự vận hành của nền kinh tế tổng thể. Sinh viên sẽ được giới thiệu các nguyên lý cơ bản của hạch toán thu nhập quốc dân, các nhân tố quyết định sản lượng, lạm phát và thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cũng như những nguyên lý ban đầu về các chính sách kinh tế vĩ mô.

3.3.17. Chuyên đề thực tế

Học phần hỗ trợ sinh viên đi khảo sát thực tế, nắm bắt thực trạng các vấn đề cơ bản trong kinh tế - xã hội, chọn và trình bày, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp cho một vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên chuyên môn. Qua đó, rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin, viết và trình bày báo cáo.

3.3.18. Địa lý kinh tế

Học phần trang bị cho người học kiến thức để có thể trả lời được hai câu hỏi: Ở đâu và tại sao trong các hoạt động kinh tế. Học phần cũng giúp sinh viên nắm được một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các khu vực tiêu biểu trên thế giới, từ đó bổ sung vốn hiểu biết cho sinh viên, giúp người học rèn luyện tư duy phân tích, phản biện, giải quyết các vấn đề tổng hợp và liên ngành.

3.3.19. Kinh tế lượng

Học phần trang bị cho sinh viên một số vấn đề cơ bản sau: Cơ sở lý luận xây dựng mô hình kinh tế lượng đối với các biến lượng và được mở rộng cho các biến chất; Giải quyết các bài toán ước lượng và kiểm định liên quan; Phát hiện và khắc phục các khuyết tật của các mô hình hồi quy.

3.3.20. Kinh tế vi mô 2

Học phần cung cấp kiến thức nâng cao trong nền kinh tế thị trường, các hành vi và phản ứng của các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thị trường đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chiến lược của mình để tối ưu hóa. Trong đó có hai vấn đề quan trọng là sự lựa chọn trong điều kiện rủi ro và cân bằng tổng thể.

3.3.21. Kinh tế vĩ mô 2

Học phần Kinh tế vĩ mô 2 được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng đánh giá và phân tích các sự kiện kinh tế vĩ mô, góp phần cải thiện mức độ hiểu biết của học viên đối với quá trình xây dựng, thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển, và làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đ có liên quan trong các môn học ứng dụng sau này.

3.3.22. Lý thuyết tài chính tiền tệ

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tài chính ngân hàng, về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để làm cơ sở cho việc nghiên cứu và học tập các môn chuyên ngành. Qua đó, giúp sinh viên kịp thời nắm bắt được thực trạng tình hình tài chính ngân hàng của thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong quá trình học, sinh viên cũng được tạo cơ hội để hoàn thiện các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày, đọc và phân tích tài liệu. Đây là những kỹ năng bổ sung cần thiết hỗ trợ sinh viên vận dụng tốt hơn những kiến thức được học vào công việc thực tế sau khi tốt nghiệp.

3.3.23. Marketing căn bản

Học phần marketing căn bản cung cấp cho người học những kiến thức căn bản nhất trong lĩnh vực marketing, giúp người học bước đầu vận dụng các kiến thức kỹ năng của môn học vào các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Học phần giúp sinh viên hiểu được các quan điểm khác nhau về marketing. Sự cần thiết cũng như vai trò của hoạt động marketing trong sản xuất kinh doanh. Nắm  được thế nào là thị trường, phân khúc thị trường. Cách xác định trường mục tiêu và định vị sản phẩm, định vị thương hiệu trên thị trường. Biết được vì sao phải nghiên cứu tiến trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng và các yếu tố tác động đến tiến trình quyết định mua hàng đó. Hiểu rõ và có thể vận dụng trong thực tiễn các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách truyền thông, cũng như cách thức hiệu quả nhất để phối hợp các chiến lược ấy lại với nhau để tạo ra một chiến lược marketing- mix độc đáo nhất so với các đối thủ cạnh tranh.

3.3.24. Nguyên lý kế toán

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán: Các khái niệm, bản chất, đối tượng, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán; các phương pháp kế toán; quá trình thu thập, ghi chép số liệu kế toán, trình tự kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; các hình thức kế toán; nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán.

3.3.25. Pháp luật kinh tế

Học phần Pháp luật kinh tế trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật thực định về hầu hết những vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh, như về chủ thể kinh doanh, về hợp đồng, về cơ chế giải quyết tranh chấp và về vấn đề phá sản của chủ thể kinh doanh. Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giải quyết các tình huống pháp luật trong thực tế. Học phần đề cập đến những nội dung chính bao gồm: Những khái niệm cơ bản của pháp luật thực định điều chỉnh các hoạt động kinh doanh như địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh, chế định hợp đồng, cơ chế giải quyết tranh chấp và vấn đề phá sản.

3.3.26. Quản trị Kinh doanh quốc tế

          Cung cấp kiến ​​thức và kỹ năng để các nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế có thể nắm bắt các đặc điểm và thay đổi trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Trên cơ sở đó, nó tập trung vào phân tích chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp đa quốc gia như chiến lược mở rộng quốc tế, chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài, xây dựng và hợp nhất các công ty con và chi nhánh trên toàn thế giới. Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh quốc tế cũng được điều tra liên quan đến sản xuất, xuất khẩu, gia công, hậu cần, tiếp thị và quản lý nguồn nhân lực. Do đó, khóa học này có thể giúp sinh viên hình dung quá trình lập kế hoạch mở rộng kinh doanh của một doanh nghiệp / tập đoàn đa quốc gia.

3.3.27. Tài chính doanh nghiệp

Học phần Tài chính doanh nghiệp phát triển khuôn khổ lý thuyết cho sự hiểu biết và phân tích các vấn đề tài chính quan trọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Học phần trang bị những kiến thức những kiến thức cơ bản về tổ chức tài chính doanh nghiệp; sự vận động của luồng tiền vào, luồng tiền ra mà biểu hiện cụ thể của nó chính là chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định, nội dung các loại tài sản: Tài sản cố định, tài sản lưu động. Học phần bao gồm các mô hình định giá cơ bản phục vụ cho việc phân tích dự án đầu tư , cơ cấu vốn và các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng và việc đánh giá các quyết định quản lý khác nhau và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động doanh nghiệp

3.3.28. Giới thiệu về hành vi tổ chức

Học phần Hành vi tổ chức nghiên cứu hành vi và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân; hành vi của nhóm người lao động và động thái của cả tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lí và sử dụng nguồn lực con người trong tổ chức. Kiến thức về hành vi tổ chức sẽ giúp các nhà quản lý lý giải một cách khoa học thực chất các vấn đề xảy ra trong tổ chức, hiểu rõ nguyên nhân của chúng và dự đoán  được các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Trên cơ sở những hiểu biết về hành vi của người lao động, người quản lý có thể định hướng để những hành vi đó được thực hiện theo hướng có lợi cho tổ chức, giúp tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra.

3.3.29. Giới thiệu về Kinh doanh

Học giới thiệu sâu rộng về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong nề kinh tế Hoa Kỳ. Học phần giúp sinh viên nắm rõ về các hệ thống kinh tế, các yếu tố thiết yếu của tổ chức kinh doanh, sản xuất, quản lý nguồn nhân lực, tiếp thị, kế toán, tài chính và quản lý rủi ro một cách cơ bản nhất.

3.3.30. Đầu tư quốc tế

Môn học nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư quốc tế; phân tích các lý thuyết đầu tư quốc tế, các hình thức đầu tư quốc tế, yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư quốc tế (môi trường đầu tư ở nước đi đầu tư, nước nhận đầu tư và môi trường đầu tư quốc tế), các chính sách thu hút và thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài, đánh giá hiệu quả thu hút FDI, mua lại và sáp nhập trong đầu tư quốc tế. Trên cơ sở các phân tích lý thuyết môn học sẽ cung cấp những kiến thức thực tiễn về đầu tư quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam, tiếp cận các giải pháp đối với đầu tư quốc tế.

3.3.31. Quan hệ công chúng

Học phần nghiên cứu các nguyên lý và thực tiễn của hoạt động quan hệ công chúng. Sự quan trọng về mặt kinh tế và xã hội của quan hệ công  chúng và mối quan hệ giữa quan hệ công chúng với tổ chức kinh doanh  hiện đại, tầm quan trọng của kế hoạch quan hệ công chúng, hoạt động  chuẩn bị cho quan hệ công chúng, và kế hoạch truyền thông.

3.3.32. Nguyên lý đầu tư

Học phần nghiên cứu về các thị trường đầu tư và các giao dịch, nguồn thông tin của các hoạt động đầu tư và tư vấn, vấn đề lợi nhuận và rủi ro, kinh doanh chênh lệch giá và các hoạt động bán khống, lập kế hoạch đầu tư, đầu tư chứng  khoán và các giấy tờ có giá, đầu cơ các khoản đầu tư được miễn giảm thuế,  vàng và các tài sản hữu hình khác, quản lý danh mục đầu tư. Ngoài ra, môn  học còn ứng dụng các công nghệ tin học trong các lĩnh vực nêu trên, bao gồm  cả cách tiếp cận các nguồn thông tin dữ liệu sẵn có của các nhà đầu tư.

3.3.33. Quản trị chiến lược

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về những nguyên lý quản trị chiến lược và sự vận dụng vào thực tiễn doanh nghiệp. Qua đó trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược các mô hình quản trị chiến lược, nguyên lý quản trị chiến lược của doanh nghiệp bao gồm: Hoạch định chiến lược; tổ chức thực hiện chiến lược; đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh, thay đổi chiến lược của doanh nghiệp dưới những điều kiện môi trường, thị trường và nguồn nhân lực xác định của doanh nghiệp.

3.3.34. Quản trị học

Học phần Quản trị học cung cấp cho sinh viên về mặt lý thuyết, sinh viên hiểu được cách tiếp cận chiến lược, hệ thống, hội nhập và tình huống đối với các hệ thống xã hội, tổ chức và quản trị; các yếu tố môi trường mà nhà quản trị phải đối mặt trong công việc; tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội và đạo đức trong quản trị; hiểu được các chức năng quản trị theo quá trình, bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Về mặt kỹ năng, thực hành, sinh viên xác định và phân tích được các yếu tố môi trường mà các nhà quản trị phải đối mặt trong công việc của họ; Có khả năng ra quyết định để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống và công việc; Có thể tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát đối với một hệ thống, tổ chức nhất định.

3.3.35. Thẩm định dự án đầu tư

Học phần Thẩm định Dự án Đầu tư trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, bao gồm: vị trí và vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư; quy trình thẩm định dự án đầu tư, các phương diện và quan điểm phân tích dự án như phân tích tài chính dự án, phân tích kinh tế xã hội dự án. Đồng thời, học phần này cũng trang bị phương pháp thẩm định dự án và tiêu chí thẩm định để người học có đầy đủ các công cụ và phương pháp để thẩm định không chỉ các dự án sản xuất kinh doanh mà còn dự án đầu tư công.

3.3.36. Thương mại điện tử và Kinh tế số

Học phần sẽ trang bị kiến thức về thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, bản chất quốc tế của thương mại điện tử, cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử. Những chương đầu của học phần sẽ khái quát và phân loại các loại sàn thương mại điện tử như C2C, B2C, và B2B. Tiếp đến, học phần sẽ đi sâu vào những khái niệm, xu thế và hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Kết thúc học phần, sinh viên sẽ hình thành kĩ năng làm việc nhóm, kỹ năng hình thành ý tưởng và phát triển khả năng kinh doanh trên nền tảng kiến thức và thương mại điển tử và kinh tế số.

3.3.37. Thương mại quốc tế

Học phần giới thiệu tổng quan những vấn đề chung nhất về hoạt động thương mại quốc tế như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế. Tiếp đến học phần đi sâu giới thiệu các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và hiện đại, chính sách thương mại quốc tế và các công cụ của chính sách thương mại quốc tế được các quốc gia sử dụng để điều tiết hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài ra, học phần đi sâu giới thiệu về các vấn đề thương mại quốc tế đang diễn ra như hiệp định thương mại tự do và các vấn đề liên quan, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam.

3.3.38. Kinh tế quốc tế

Mục tiêu chính của nó là giúp sinh viên hiểu lý thuyết và nguyên tắc của kinh tế quốc tế là điều cần thiết để hiểu, đánh giá và đề xuất giải pháp cho các vấn đề kinh tế quốc tế quan trọng. Khóa học được chia thành hai phần. Phần đầu tiên thảo luận về bản chất của lợi nhuận từ thương mại, yếu tố quyết định mô hình thương mại thế giới và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích cho nền kinh tế (và các thành phần của nó và nhóm) từ việc tham gia vào hệ thống thương mại quốc tế. Lao động di cư và hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia và  mối quan hệ giữa các yếu tố này và dòng chảy công nghệ và thương mại mô hình được kiểm tra. Phần thứ hai của khóa học này kiểm tra quốc tế vấn đề chính sách thương mại, bắt đầu với việc phân tích các tác động khác nhau của thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với nền kinh tế, các lý lẽ cho và chống lại bảo vệ thương mại của từng quốc gia và các biện pháp có được các quốc gia thực hiện để giảm thiểu bảo vệ và tự do hóa quốc tế buôn bán. Giao dịch ưu đãi và yếu tố quốc tế phong trào cũng được giải quyết.

3.3.39. Thanh toán quốc tế

Học phần giới thiệu và cung cấp cho người học các kiến thức tổng quan, cơ sở lý luận và thực tiễn nghiệp vụ về hoạt động Thanh toán quốc tế, Ngoại hối và Tài trợ thương mại trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Học phần được giảng dạy với sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Sinh viên thường xuyên được tiếp cận với các Hợp đồng xuất nhập khẩu, Bộ chứng từ thanh toán quốc tế, các tình huống, giao dịch thanh toán quốc tế thực tế và thường xuyên được chia nhóm, thực hiện đóng vai (Cán bộ Ngân hàng, Cán bộ Công ty xuất nhập khẩu,…) để thực hành thảo luận, phân tích, đánh giá rủi ro các giao dịch thanh toán quốc tế,…

3.3.40. Quản trị nhân lực

Học phần này nghiên cứu những nội dung sau: - Các khái niệm, chức năng, tầm quan trọng của quản trị nhân lực cũng như vai trò và quyền hạn của bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực trong tổ chức. - Các hoạt động cơ bản của quản trị nhân lực như: phân tích công việc, lập kế  hoạch hóa và nguồn nhân lực, tuyển dụng, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động.

3.3.41. Đấu thầu mua sắm

Sau khi kết thúc học phần, học viên nắm được bản chất của đấu thầu, so sánh được hình thức đấu thầu với các hình thức mua bán thông thường khác, trình bày được quy trình đấu thầu được quy định hiện nay, giải thích được vai trò quản lý nhà nước về đấu thầu. Trang bị cho học viên các kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản để thực hiện một quy trình đấu thầu hoàn chỉnh trong thực tế. Kết thúc học phần, học viên được trang bị các kiến thức về phẩm chất đạo đức của người làm việc trong lĩnh vực đấu thầu, hình thành, hoàn thiện tư cách và năng lực của một công dân có ích và một công chức liêm chính.

3.3.42. Quản trị chuỗi cung ứng

Học phần cung cấp những kiến thức lý thuyết và thực tiễn về hoạch định và quản lý chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nội dung cụ thể được đề cập đến bao gồm: khái niệm chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu và logistics, chiến lược hoạch định và vận hành chuỗi cung ứng, cách thức xây dựng hệ thống logistics, chiến lược thu mua, chiến lược sản xuất và chiến lược đáp ứng nhu cầu khách hàng trong chuỗi cung ứng, hệ thống vận tải và quản trị hệ thống vận tải, hệ thống thông tin logistics và hệ thống hỗ trợ quyết địnhCùng với đó, sinh viên sẽ được thảo luận các chủ đề liên quan như: vai trò và tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng trong môi trường kinh doanh quốc tế, sự phát triển của công nghệ thông tin tác động như thế nào đến quản lý chuỗi cung ứng ngày nay.

3.3.43. Phân tích và Dự báo Kinh tế vĩ mô

Môn Phân tích và dự báo Kinh tế vĩ mô là môn học hướng dẫn ứng dụng các kiến thức đã học trong các môn toán, xác suất thống kê, kinh tế lượng, kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vĩ mô, kết hợp với dữ liệu thực tế về nền kinh tế Việt Nam và các nước, để tiến hành phân tích và dự báo thực nghiệm về nền kinh tế Việt Nam.

3.3.44. Logistics và vận tải quốc tế

Học phần này trình bày tổng quan về Logistic và vận tải quốc tế, cũng như thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Logistics cho sinh viên. Do đó, nó bao gồm hầu hết tất cả các chủ đề chính trong lĩnh vực Logistics đương đại, như: chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng, hoạt động kho bãi, hàng tồn kho, hệ thống vận tải và vận tải, công nghệ thông tin trong Logistics ...; Thứ hai, sinh viên sẽ được giới thiệu khung khái niệm về quản lý Logistics. Cụ thể, việc quản lý lưu lượng vật lý của sản phẩm và thông tin trong toàn bộ chuỗi cung ứng được kiểm tra, bao gồm phân phối vật lý, vận chuyển, kho bãi, dịch vụ khách hàng, quản lý vật liệu, Logistic toàn cầu & bên thứ ba, lập kế hoạch hệ thống, kiểm soát tài chính, vận hành & quản lý chuỗi cung ứng. Cụ thể, cung cấp các nghiên cứu trường hợp để thảo luận. Bằng cách nghiên cứu các kỹ thuật quản lý cung ứng kinh doanh thực tế, sinh viên có được cái nhìn sâu sắc về các cách lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng và thậm chí các bước để sắp xếp vận chuyển và phân phối sản phẩm, cũng như đưa ra quyết định.

3.3.45. Kế toán tài chính

Học phần Kế toán tài chính (Kế toán doanh nghiệp) là môn học cung cấp những kiến thức tổng hợp cũng như chi tiết về các phần hành kế toán theo chế độ kế toán hiện hành. Giúp sinh viên nắm vững kiến thức trong môn học này sẽ giúp cho sinh viên có những kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc trong lĩnh vực kế toán tài chính( Nhân viên kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính...).

3.3.46. Marketing quốc tế

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về marketing quốc tế. Các chủ đề chính được đề cập trong nội dung giảng dạy của học phần bao gồm: tác động của các nhân tố vĩ mô như kinh tế, chính trị, pháp lý, xã hội, văn hóa… và các nhân tố vi mô đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài; hoạt động nghiên cứu marketing, các chiến lược marketing mix hướng đến khách hàng quốc tế. Trên cơ sở lý thuyết, sinh viên có các bài tập thực hành nghiên cứu thị trường, lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường thế giới, xây dựng các chiến lược marketing mix và tổ chức bộ máy để triển khai các hoạt động marketing quốc tế cho doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài.     

3.3.47. Tài chính quốc tế

Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng và kỹ năng nghiên cứu cơ bản về lĩnh vực tài chính quốc tế theo cả hai hướng tiếp cận tài chính quốc tế vĩ mô (nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong lĩnh vực tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia) và tài chính quốc tế vi mô (nghiên cứu những ảnh hưởng của tài chính quốc tế đến hoạt động kinh doanh của các công ty, cá nhân). Nội dung môn học bao gồm hệ thống tiền tệ quốc tế, thị trường tài chính quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế, quan hệ giá cả, tỷ giá và lãi suất, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

3.3.48.  Thuế và hệ thống thuế

Trong bối cảnh kinh doanh thực tế, sự phức tạp và toàn diện của hệ thống thuế đòi hỏi các cân nhắc về thuế phải được tính đến trong gần như mọi quyết định kinh doanh. Học phần tập trung vào luật thuế kinh doanh và cũng cung cấp một giới thiệu về thuế lợi ích bên lề và thuế hàng hóa và dịch vụ. Các quy tắc pháp lý kỹ thuật liên quan đến các loại thuế được thảo luận được kiểm tra dựa trên lý do chính sách làm cơ sở cho các quy tắc này.

3.3.49. Đàm phán

Học phần giúp sinh viên nâng cao khả năng đàm phán và giao tiếp. Bởi đàm phán là một phương pháp mạnh mẽ để có được những gì chúng ta muốn và giải quyết xung đột đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm. Kỹ năng đàm phán nếu được sử dụng một cách thích hợp là một công cụ mạnh mẽ và là vũ khí của mỗi nhà quản lý thành công. Những nhà đàm phán giỏi không được sinh ra họ được thực hiện. Bất cứ ai cũng có thể cải thiện kỹ năng và khả năng của mình thông qua thực hành.

3.3.50. Đấu thầu mua sắm 1

Học phần trang bị cho người học những kiến thức về đấu thầu nói chung, quy trình tham gia dự thầu và những kinh nghiệm nâng cao khả năng thắng thầu. Những quy trình về tổ chức đấu thầu trong nền kinh tế thị trường

3.3.51. Luật kinh doanh và thương mại quốc tế

         Học phần cung cấp tổng hợp kiến thức pháp luật cơ bản và trọng tâm của các hoạt động kinh tế cập nhật trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế gồm: luật kinh doanh quốc tế và luật thương mại quốc tế liên quan tới: hợp đồng kinh doanh quốc tế; đầu tư quốc tế; đấu thầu quốc tế; mua bán hàng hóa/cung ứng dịch vụ quốc tế; giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại quốc tế; hệ thống thiết chế thương mại quốc tế; hệ thống điều ước thương mại quốc tế đa phương/khu vực/song phương.

3.3.52. Kế toán quốc tế

Học phần giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển của kế toán  quốc tế; Tổng quan về hệ thống kế toán Mỹ (các nguyên tắc tổ chức,  đặc trƣng); Quy trình kế toán căn bản (theo hệ thống kế toán Mỹ); Vận  dụng các nguyên tắc kế toán trong từng phần hành kế toán chủ yếu.

3.3.53. Thực tập tốt nghiệp

Sau khi được trang bị những kiến thức chuyên ngành, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp về quá trình đi thực tập tại một cơ quan, doanh nghiệp cụ thể có hoạt động trong lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành đào tạo Kinh tế đối ngoại.

3.3.54. Khóa luận tốt nghiệp

Học phần dành cho sinh viên năm cuối, kết hợp kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong quá trình học tập và làm việc tại cơ sở thực tiễn, hoàn thành một nhiệm vụ chuyên môn cụ thể, được thể hiện ở Khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp là một nghiên cứu thực tiễn độc lập, do sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của một hoặc một số giảng viên về lĩnh vực chuyên môn của chuyên ngành đào tạo.

3.4. Hoạt động hỗ trợ sinh viên 

          3.4.1 Hoạt động hỗ trợ của cố vấn học tập chuyên gia hướng dẫn tại doanh nghiệp/cơ quan quản lý Nhà nước

Đội ngũ cố vấn học tập của Viện Đào tạo Quốc tế thường xuyên gặp mặt và tư vấn online cho sinh viên về chương trình, kế hoạch đào tạo, chương trình hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ sinh viên lập kế hoạch học tập, rèn luyện… Trên cơ sở nắm vững chương trình đào tạo, cố vấn học tập hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập, lựa chọn đăng ký các học phần phù hợp với điều kiện học tập của sinh viên và mục tiêu, yêu cầu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đặc biệt là đối với nhóm sinh viên có dự định tham gia các chương trình liên kết 3+1 của Viện;  Cố vấn học tập cũng hướng dẫn phương pháp học, nghiên cứu, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng bổ trợ cho sinh viên; thường xuyên theo dõi kết quả học tập của sinh viên; đồng thời giúp đỡ sinh viên giải quyết những khó khăn vướng mắc trong học tập; nhắc nhở sinh viên khi thấy kết quả học tập của sinh viên giảm sút và có sự liên hệ chặt chẽ với gia đình sinh viên. Cố vấn học tập còn phối hợp với Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, các giảng viên và các đơn vị công tác liên quan để tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên học tập và rèn luyện trong thời gian học tập cũng như sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia hướng dẫn tại doanh nghiệp/cơ quan quản lý Nhà nước cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Viện trong các hoạt động nói chuyện chuyên đề, các chuyến đi thực tế, kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp/cơ quan; viết chuyên đề và khóa luận tốt nghiệp… Danh sách đội ngũ cố vấn học tập chương trình đào tạo và cho đội ngũ chuyên gia hướng dẫn tại doanh nghiệp của Viện Đào tạo Quốc tế như sau:

TT

Họ và tên

Chức danh, Học vị

Vị trí công tác

1

Đào Hoàng Tuấn

TS

Viện trưởng

2

Phạm Ngọc Trụ

TS

Phó Viện trưởng

3

Nguyễn Văn Quân

ThS

Trợ lý Viện

4

Nguyễn Tuấn Sơn

ThS

Trợ lý Viện

5

Lưu Minh Đức

TS

Giảng viên

6

Hoàng Kim Thu

ThS

Giảng viên

7

Đặng Thùy Nhung

ThS

Giảng viên

8

Phạm Hoàng Cường

ThS

Giảng viên

9

Nguyễn Bích Ngọc

ThS

Giảng viên

10

Nguyễn Trần Khánh

ThS

Giảng viên

11

Nguyễn Thị Thùy Linh

ThS

Giảng viên

12

Đoàn Anh Tuấn

ThS

Giảng viên

13

Trần Thị Ngọc Quyên

Phó Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Lào Cai

Hướng dẫn thực tế tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

14

Ông Đỗ Nhất Hoàng

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nói chuyện chuyên đề về thu hút và quản lý FDI ở Việt Nam

15

Ông Bùi Nguyên

Chuyên gia tư vấn rủi ro, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Nói chuyện chuyên đề về Lý thuyết tài chính tiền tệ

16

Ông Ngụy Thanh Vĩ

Giám đốc PR Marketing Cty Cổ phần Gỗ An Cường

Nói chuyện chuyên đề về Quản trị nhân lực

          3.4.2. Các hoạt động ngoại khóa, phát triển kỹ năng mềm, định hướng nghề nghiệp

Ngoài các giờ học và nghiên cứu khoa học, sinh viên chương trình Kinh tế đối ngoại Chất lượng cao của Viện Đào tạo Quốc tế còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa của Viện và của Học viện, đặc biệt là hoạt động của các câu lạc bộ như câu lạc bộ tiếng Anh (AEC), câu lạc bộ Sinh viên tình nguyện, câu lạc bộ Truyền thông AMC, câu lạc bộ vũ điệu ADC, cộng đồng sinh viên APD,… giúp sinh viên rèn luyện và phát triển toàn diện các kỹ năng mềm. Viện Đào tạo Quốc tế và Học viện luôn chú trọng tổ chức các chương trình định hướng nghề nghiệp cho sinh viên như chương trình Vô Địch tiếng Anh thường niên nhằm truyền cảm hứng và giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Đồng thời, Viện Đào tạo Quốc tế chú trọng  đẩy mạnh các buổi nói chuyện với chuyên gia cho các sinh viên khi học chuyên ngành nhằm bổ sung thêm các kiến thức, kinh nghiệm thực tế liên quan đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Ví dụ như: Chuyên đề về tác động của các hiệp định thương mại tự do đến ngoại thương, Chuyên đề về FDI và dòng dịch chuyển đầu tư quốc tế…

3.4.3. Hoạt động NCKH sinh viên

Hoạt động NCKH là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên chương trình Chất lượng cao tại Viện Đào tạo Quốc tế. Hàng năm, Viện Đào tạo Quốc tế thu hút được 30-40 nhóm sinh viên tham gia NCKH (thông qua các sản phẩm của môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học) và 8-10 nhóm tham dự Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Viện. Các đề tài được sinh viên lựa chọn nghiên cứu đa dạng, một số đề tài gắn với yêu cầu thực tiễn bối cảnh quốc tế và trong nước.

Với lòng say mê NCKH và được sự hỗ trợ tích cực của các thầy cô, sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế đã đạt được các giải cao trong các mùa NCKH cấp Viện và Học viện trong đó nổi bật là đề tài “Phân tích và đánh giá rủi ro chứng khoán sử dụng phương pháp hồi quy phân vị” của nhóm sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế đã đạt giải Nhất trong hội thi Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng toàn quốc năm 2017, giải Khuyến khích Euréka năm 2020. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, sinh viên có cơ hội phát triển khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế và phát huy khả năng tự khám phá tri thức. 

PHẦN 4. MA TRẬN LIÊN KẾT

4.1. Ma trận mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Mục tiêu

Chuẩn đầu ra

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

(2.1)

x

x

x

x

(2.2)

x

x

x

x

(2.3)

x

x

x

x

x

(2.4)

x

x

x

x

x

x

(2.5)

x

x

x

(2.6)

x

x

4.2. Ma trận đóng góp của học phần vào mức độ đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

STT

Môn học

Học phần

Khối lượng kiến thức

Chuẩn đầu ra

 

(tín chỉ)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 

1. Kiến thức giáo dục đại cương (không bao gồm GDTC&QP)

56

 

                                 

THNL01

Triết học Mác-Lênin

3

x

 

THNL02

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

2

x

x

 

THĐL04

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

x

x

 

THTT02

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

x

x

 

THCN06

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

x

x

 

TOCC03

Toán cao cấp 1

3

x

x

x

x

 

TOCC02

Toán cao cấp 2

3

x

x

x

x

 

TOLT07

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

x

x

x

 

PPNC09

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

x

x

x

x

x

x

x

 

TOĐC06

Tin học đại cương

3

x

x

x

x

x

x

 

GDQP02

Giáo dục quốc phòng*

8

x

 

GDTC08

Giáo dục thể chất 1*

2

x

 

GDTC06

Giáo dục thể chất 2*

2

x

 

GDTC07

Giáo dục thể chất 3*

2

x

 

NNIL1.0

Pre- IELTS*

4

x

x

x

x

x

 

NNIL1.1

Tiếng Anh IELTS 1.1

6

x

x

x

 

NNIL1.2

Tiếng Anh IELTS 1.2

6

x

x

x

 

NNIL1.3

Tiếng Anh IELTS 1.3

6

x

x

x

 

NNIL1.4

Tiếng Anh IELTS 1.4

6

x

x

x

 

KHMI01

Kinh tế vi mô 1

3

x

x

x

x

x

 

KHMA02

Kinh tế vĩ mô 1

3

x

x

x

x

x

 

 

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 82

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

36

2.1.1. Cở sở ngành bắt buộc

30

1

QLCD01

Chuyên đề thực tế

2

x

x

x

x

x

 

2

TOKT05

Kinh tế lượng

3

x

x

x

 

3

KHMI03

Kinh tế vi mô 2

3

x

x

x

x

x

 

4

KHMA04

Kinh tế vĩ mô 2

3

x

x

x

x

x

 

5

CLCTT23

Lý thuyết Tài chính tiền tệ

3

x

x

x

 

6

CLCKT21

Nguyên lý kế toán

3

x