null CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA KINH TẾ SỐ - NĂM 2023

1. NGÀNH: KINH TẾ SỐ (MÃ SỐ: 7310109)

CHUYÊN NGÀNH:  KINH TẾ VÀ KINH DOANH SỐ

(DIGITAL ECONOMICS AND BUSINESS)

Chương trình đào tạo (Download tại đây)

 

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Ngành Kinh tế số - Chuyên ngành kinh tế và kinh doanh số có kiến thức cơ bản về dữ liệu lớn, công nghệ thông tin và quản lý kinh tế trong thời đại số; có kiến thức chuyên sâu về kinh doanh trên nền tảng số và các kỹ năng dẫn dắt để chuyển đổi số cho các tổ chức hay các doanh nghiệp; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực tự học bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

Chương chình đào tạo cũng góp phần nâng cao phẩm chất chính trị; đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp; tinh thần vì cộng đồng xã hội; tuân thủ pháp luật và tinh thần học tập suốt đời cho sinh viên.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Việc đào tạo cử nhân Ngành Kinh tế số - Chuyên ngành kinh tế và kinh doanh số tại Học viện Chính sách và Phát triển sẽ tuân theo qui định tại Thông tư 07/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tức là phải hướng đến các mục tiêu sau:

+ Đào tạo cho người học những kiến thức cơ bản về dữ liệu lớn, công nghệ thông tin và quản lý kinh tế, nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số của các tổ chức và doanh nghiệp trong thời đại số.

+ Đào tạo những kiến thức chuyên sâu về kinh doanh và thương mại dựa trên nền tảng số; marketing số, an toàn và bảo mật dữ liệu, mạng máy tính và truyền thông trong nền kinh tế số. Ngoài ra, quá trình đào tạo cũng cung cấp cho người học kiến thức về thiết kế, vận hành và khai thác các công cụ trên nền tảng web để phát triển kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

+ Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng quản lý thời gian và làm việc nhóm; kỹ năng hoạch định và đề xuất các giải pháp kinh doanh phù hợp cho tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số.

+ Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một nhà kinh tế có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ trung thực, có trách nhiệm trong công việc và tinh thần làm việc vì sự phát triển của nhân loại.

Sinh viên Khoa Kinh tế số luôn tự tin để làm chủ các công nghệ mới để góp phần xây dựng xã hội số cho Việt Nam

1.3. Về trình độ ngoại ngữ và tin học

+  Đạt trình độ về ngoại ngữ: Theo chuẩn đầu ra của Học viện Chính sách và Phát triển. Sử dụng tốt tiếng Anh với những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong nghiên cứu, giao tiếp và soạn thảo báo cáo.

+ Đạt trình độ tin học: Chứng chỉ tin học quốc tế IC3 (Internet and Computing Core Certification) hoặc MOS (Microsoft Office Specialist), đây là các chứng chỉ chuẩn quốc tế về sử dụng máy tính do tổ chức Certiport của Mỹ cấp.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

+ Có đủ điều kiện và khả năng tự nghiên cứu, phát triển trình độ kiến thức và tham gia đào tạo ở bậc sau đại học trong và ngoài nước.

+ Bảo đảm việc liên thông khối kiến thức ngành Kinh tế hoặc ngành Công nghệ thông tin, ngành Thương mại điện tử, ngành Kinh doanh số với các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam và quốc tế.

+ Độc lập thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, sản phẩm liên quan đến công nghệ số, chuyển đổi số trong kinh tế và kinh doanh.

1.5. Vị trí việc làm

Cử nhân Ngành Kinh tế số - chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh số khi ra trường có thể hoàn toàn tự tin làm việc được trong cả khu vực Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân tại các vị trí như:

+ Chuyên gia lập dự án và lập kế hoạch về chuyển đổi số, an toàn và bảo mật thông tin kinh tế tại các Bộ, Ngành từ Trung ương tới địa phương, các ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty kinh doanh và kinh doanh trực tuyến;

+ Chuyên gia tư vấn các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu;

+ Chuyên gia quản lý thương mại, quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến, quản lý kênh phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất, tập đoàn kinh tế, công ty thương mại - dịch vụ,...

+ Chuyên viên hoặc quản lý tại các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thương mại điện tử, giải pháp kinh doanh trên nền tảng số;

+ Chuyên viên truyền thông và quản trị kênh truyền thông cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp;

+ Nghiên cứu, giảng dạy về Kinh tế số, Kinh doanh số tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu,...

Sinh viên Khoa Kinh tế số thảo luận bài tập nhóm

 

2. NGÀNH: KINH TẾ SỐ (MÃ SỐ: 7310112)

CHUYÊN NGÀNH:  PHÂN TÍCH DỮ LIỆU LỚN TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

(BIG DATA ANALYTICS IN ECONOMIC AND BUSINESS)

Xem chương trình đào tạo (Download tại đây)

 

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh và công nghệ thông tin; có kiến thức chuyên sâu về việc sử dụng công cụ phân tích dữ liệu lớn để giải quyết các vấn đề trong kinh tế và kinh doanh; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực tự học bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

Chương chình đào tạo cũng góp phần nâng cao phẩm chất chính trị; đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp; tinh thần vì cộng đồng xã hội; tuân thủ pháp luật và tinh thần học tập suốt đời cho sinh viên.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Về kiến thức

+ Có kiến thức cơ bản về dữ liệu và khai phá dữ liệu, nắm được các nguyên lý kinh tế - kinh doanh cơ bản của nền kinh tế và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành tài chính, ngân hàng, marketing hay doanh nghiệp công nghệ trong nền kinh tế số;

+ Có kiến thức chuyên sâu về việc khai thác công cụ quản trị và phân tích dữ liệu lớn như Spark, Tableau, Power BI, Machine Learning, Python, R,... Ngoài ra, cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành “Phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế và kinh doanh” sẽ hiểu được tác động của các công nghệ khai thác dữ liệu lớn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 để thực hiện chuyển đổi số cho các tổ chức/doanh nghiệp;

+ Có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, khai thác các công cụ thống kê và triển khai các phần mềm chuyên dụng để phân tích dữ liệu trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

2.2.2. Về kỹ năng

+ Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng quản lý thời gian và nguồn lực, phát triển tư duy hệ thống, tư duy phản biện;

+ Có kỹ năng viết báo cáo phân tích, thuyết trình và làm việc theo nhóm;

+ Trên cơ sở nguồn dữ liệu hiện có, cử nhân chuyên ngành “Phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế và kinh doanh” sẽ đánh giá và đề xuất các giải pháp kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

2.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Có ý thức tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có ý thức quan tâm đến cộng đồng, chủ động, tích cực tham gia hoạt động chính trị, xã hội  và các đoàn thể;

+ Có tác phong làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy năng động, coi trọng hiệu quả công việc;

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một nhà kinh tế, có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ trung thực, yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc.

2.2.4. Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp

+  Chuyên viên phân tích dữ liệu và thực hiện công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại các cơ quan quản lý của Nhà nước thuộc các Bộ/Ban/Ngành hay các Viện nghiên cứu;

+ Chuyên gia xây dựng và phát triển các mô hình phân tích dữ liệu lớn và phức tạp, đề xuất các biện pháp, đề xuất các chính sách, quy định thực hiện nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức, doanh nghiệp như các tập đoàn kinh tế, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty bất động sản hay các công ty công nghệ trong nền kinh tế số;

+ Chuyên gia quản trị rủi ro cho các ngân hàng và tổ chức tài chính;

+  Chuyên viên thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nghiên cứu và phân tích dữ liệu kinh doanh phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Nghiên cứu viên và giảng viên giảng dạy về khoa học dữ liệu tại các cơ sở giáo dục đại học hay Viện nghiên cứu;

+  Độc lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp, thành lập cơ sở đào tạo các khóa học ngắn hạn liên quan đến khai thác và phân tích dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh.

2.2.5. Trình độ ngoại ngữ và tin học

+  Đạt trình độ về ngoại ngữ: Theo chuẩn đầu ra của Học viện Chính sách và Phát triển. Sử dụng tốt tiếng Anh với những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong nghiên cứu, giao tiếp và soạn thảo báo cáo phân tích;

+ Đạt trình độ tin học: Chứng chỉ tin học quốc tế IC3 (Internet and Computing Core Certification), là chuẩn quốc tế về sử dụng máy tính và Internet do tổ chức Certiport của Mỹ cấp.

2.2.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

+ Có đủ điều kiện và khả năng tự nghiên cứu, phát triển trình độ kiến thức và tham gia đào tạo ở bậc sau đại học trong và ngoài nước;

+ Bảo đảm việc liên thông khối kiến thức ngành Kinh tế hoặc Ngành Khoa học dữ liệu với các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam và quốc tế;

+ Độc lập thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, sản phẩm liên quan đến phân tích dữ liệu, kinh tế và kinh doanh.

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM HỌC 2022 - 2023

LINK THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA KINH TẾ SỐ NĂM 2021

----------------------------------
Thông tin liên hệ:
KHOA KINH TẾ SỐ - HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
P201, Tòa nhà C, Khu đô thị Nam An Khánh – An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline/Zalo: Thầy Tú 0912 426 326/ Thầy Trường 0982 239 982
Facebook: https://www.facebook.com/KinhtesoAPD/